Người dân rất cần những công chức tận tụy, hết lòng phục vụ nhân dân (Ảnh minh họa)
Ngày 28-4, ông Trần Phú Sơn, ở xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa đến Chi cục thuế huyện Đông Hòa để nộp thuế trước bạ cho hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất (ĐKQSDĐ). Tại đây, một nữ cán bộ của Đội thuế trước bạ bảo ông: “Anh cứ ngồi đó chờ”. Ngồi chờ được 10 phút, sốt ruột nên ông Sơn nhờ nữ cán bộ này tìm giúp hồ sơ. Chị ta tìm qua hai lần, rồi bảo “Không có hồ sơ”. Ông Sơn đề nghị nữ cán bộ này tìm kỹ lại thì thấy có hồ sơ ĐKQSDĐ của ông Sơn. Lúc này, nữ cán bộ thuế lại bảo rằng, hồ sơ ĐKQSDĐ của ông Sơn chưa đầy đủ!. Ông Sơn khẳng định: “Trong hồ sơ ghi rõ: Nguồn gốc đất do chính quyền cấp, không tranh chấp, sử dụng ổn định từ năm 1989 đến nay. Vậy mà, cán bộ thuế bảo dư ra 8m2 cần phải có xác minh của cơ quan Tài nguyên và Môi trường (TN&MT). Để khỏi phiền toái, tôi đã đến
Cũng xin “bật mí” với bạn đọc, ông Trần Phú Sơn là Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa). Làm cán bộ mà ông phải mất hơn bốn lần đi lại mới hoàn tất thủ tục đóng thuế trước bạ ĐKQSDĐ còn người dân bình thường không hiểu nhiều về luật, thì còn bị “hành” ra sao?. Ông Sơn: “Hồ sơ ĐKQSDĐ của tôi đã làm xong, tôi cũng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Tuy nhiên, tôi phản ảnh với cơ quan báo chí là để làm sáng tỏ cách làm của cán bộ thuế có nhũng nhiễu với dân không? Và cũng là để đấu tranh góp phần vào thực hiện cải cách hành chính của Nhà nước”.
ĐỨC THÔNG
CÁN BỘ THUẾ ĐÒILÀM LUÔN CÔNG TÁC TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG (!?) Từ phản ánh của người dân, phóng viên Báo Phú Yên đã làm việc với Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện Đông Hòa Lê Hồng. Theo ông Hồng, cán bộ thuế làm đúng quy định, bởi khi kiểm tra nếu phát hiện thủ tục hồ sơ ĐKQSDĐ của người dân thiếu thì bổ sung cho đầy đủ. Theo quy định, cán bộ thuế không làm việc trực tiếp với người dân mà chỉ làm việc với Văn phòng ĐKQSDĐ để bổ sung hồ sơ. Trường hợp, cán bộ thuế “linh động” giải quyết cho ông Sơn là vì “nể nang” với nhau mới làm, nếu căn cứ theo quy định cán bộ từ chối là đúng. Cơ quan trực tiếp xác minh hồ sơ ĐKQSDĐ của người dân là Văn phòng ĐKQSDĐ. Vì vậy, chúng tôi đã làm việc với ông Nguyễn Văn Hoàng, Giám đốc Văn phòng ĐKQSDĐ huyện Đông Hòa. Ông Hoàng cho biết: “Căn cứ vào Thông tư 30/TTLT-BTC-TN&MT thì quy trình tiếp nhận hồ sơ ĐKQSDĐ ban đầu thuộc Văn phòng ĐKQSDĐ. Sau đó, Văn phòng ĐKQSDĐ xác minh và ghi nhận toàn bộ nguồn gốc, hạng đất… trên tờ thông tin. Căn cứ vào tờ thông tin này, cán bộ thuế tính thuế trước bạ. Thủ tục hồ sơ sai hay đúng thuộc trách nhiệm của Văn phòng ĐKQSDĐ và phòng TN&MT và chịu trách nhiệm pháp lý trước UBND huyện, cán bộ thuế chỉ có trách nhiệm tính thuế trước bạ để người dân nộp thuế. Trong vòng 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phát hiện hồ sơ không hợp lý thì chuyển trả lại cho Văn phòng ĐKQSDĐ để bổ sung. Quy trình này là khép kín, người dân không làm việc trực tiếp với cán bộ thuế về thủ tục hồ sơ ĐKQSDĐ”. Quy định về ĐKQSDĐ của người dân đã rõ, vậy vì sao cán bộ thuế phải bắt người dân bổ sung hồ sơ? Liệu cách làm của cán bộ thuế có quá “dài tay”? Ngoài ra, cán bộ Phòng TN&MT huyện Đông Hòa còn phản ảnh là chính họ cũng bị cán bộ thuế huyện Đông Hòa “hành lên hành xuống”, thậm chí cán bộ thuế muốn làm luôn công tác của phòng TN&MT. Chúng tôi được biết, UBND huyện Đông Hòa đã nhiều lần họp triển khai thực hiện quy trình ĐKQSDĐ mới, cán bộ thuế cũng đã tập huấn nhiều văn bản nhưng họ vẫn làm theo cách làm cũ lâu nay. Để cải cách hành chính triệt để, những cách làm của những cán bộ thuế ở Đội thuế trước bạ của Chi cục thuế huyện Đông Hòa cần sớm chấn chỉnh, rút kinh nghiệm tránh phiền hà cho dân.