(…) Trong việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thời tiết, khí hậu và nước có tác động đến mọi mặt của cuộc sống. Khi chúng ta nhận ra, những ảnh hưởng này đang ngày càng lớn và chúng là những rào cản đối với sự phát triển kinh tế.
Bản đồ vùng 2 (châu Á) trong Hệ thống quan trắc toàn cầu hợp nhất WMO |
9 trong 10 thiên tai liên quan tới thảm họa khí tượng thủy văn, xảy ra trong giai đoạn 1980-2000, gây thiệt mạng 1,2 triệu người và thiệt hại ước tính hơn 900 tỉ đô la Mỹ. Việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ hợp lý cho các nhà chính trị, phương tiện thông tin đại chúng, và nhân dân có hiệu quả trong việc giảm bớt đáng kể những tác động của các thiên tai này. Mặc dù những thảm họa này không thể ngăn chặn được, nhưng hệ thống cảnh báo sớm phù hợp có thể được sử dụng để giảm thiểu những tác động có hại.
Trong những thập kỷ gần đây, số lượng các cộng đồng dễ bị tổn thương cũng ngày càng gia tăng, đó là kết quả của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, sự thay đổi vùng sinh sống tới những vùng đất dễ bị ảnh hưởng hơn, như bờ biển, vùng đất thấp, vùng đồng bằng lớn và đồng bằng do lũ, và sự bành trướng của các cộng đồng tới các vùng đất khô cằn. Cường độ và tần suất xuất hiện của các hiện tượng nguy hiểm tăng, được cho rằng liên quan tới sự thay đổi khí hậu, sẽ làm trầm trọng hơn nữa những thiệt hại do nó gây ra. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách và lực lượng phản ứng khẩn cấp đòi hỏi nhiều thông tin hơn để vạch ra những kế hoạch đề phòng hợp lý nhất.
Thêm vào đó, việc cung cấp thông tin liên quan tới thời tiết, khí hậu và nước cần được tăng cường nhằm hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế - xã hội, như nông nghiệp, giao thông, sản xuất điện và quản lý tài nguyên nước. Tất cả những hoạt động này có thể tạo ra những lợi ích tăng đáng kể thông qua đầu tư vào xây dựng khả năng.
Để kết thúc thông điệp này, tôi muốn nhấn mạnh rằng: chủ đề Ngày Khí tượng năm nay “Quan trắc hành tinh của chúng ta vì một tương lai tốt đẹp hơn” không phải là sự ngẫu nhiên. Hơn 1 năm qua, từ ngày
Trước tiên, tôi xin nhắc lại chủ đề của Ngày Khí tượng thế giới 2007 liên quan tới sự giới thiệu Năm vùng cực quốc tế (IPY) 2007-2008, được đồng bảo trợ bởi Hệ thống quan trắc toàn cầu hợp nhất WMO (WIGOS) và Hội đồng khoa học quốc tế. Tại thời điểm đầu năm IPY thứ hai, tôi có thể dễ dàng phát biểu rằng, điều quan trọng đối với WMO khi bắt tay vào công trình khoa học này đang được chứng minh hàng ngày bởi những kết quả quan trắc nhận được từ các vùng cực. Ví dụ, cuối mùa băng tan tháng 9/2007, diện tích băng trung bình là 4,28 triệu km2, giá trị thấp nhất từng ghi được và thấp hơn 23% giá trị trước đó 2 năm. Lần đầu tiên lịch sử ghi lại sự biến mất của dải băng kéo dài khắp các vùng Bắc Cực hàng hải thông thương trong vài tuần, chuyến đi tây bắc truyền thuyết, điều này trong hàng thế kỷ là truy tìm của các nhà thám hiểm và thương nhân.
Thứ hai, trong một hoàn cảnh tương tự, Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) mà WMO đồng bảo trợ từ năm 1988 cùng với Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc, đã hoàn thành Bản đánh giá lần thứ 4. Cụ thể, IPCC cho rằng sự ấm lên của khí hậu là điều không tránh khỏi, hiện nay nó đã quá hiển nhiên nhờ các quan trắc về sự tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu của không khí và nước đại dương, quá trình tan băng, tuyết mở rộng và mực nước biển trung bình toàn cầu tăng lên. Một điều rõ ràng rằng sự tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu quan trắc được từ giữa thế kỷ 20 là do tăng mật độ khí nhà kính. IPCC phát biểu rằng có một thực tế rõ ràng, với các chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu hiện nay và các hoạt động phát triển bền vững liên quan, sự phát thải khí nhà kính sẽ tiếp tục tăng trong những thập kỷ tới.
Sau khi Bản đánh giá lần 4 được thông qua tại Valencia, Tây Ban Nha, vào tháng 11/2007, IPCC nhận được giải thưởng Nobel vì Hòa bình 2007 tại Oslo, Nauy, cùng với ông Albert A.Gore, “vì những cố gắng tập hợp và phổ biến kiến thức to lớn về biến đổi khí hậu do con người gây ra, và đưa ra cơ sở cho những biện pháp chống lại những biến đổi đó”.
Cuối cùng, phiên họp thứ 13 của Hội nghị thành viên (COP-13) hướng tới Hiệp định khung về biến đổi khí hậu (UNFCCC) được tổ chức tại Bali, Indonesia, tháng 12/2007. COP đón nhận Bản đánh giá lần thứ 4 và bày tỏ sự biết ơn cũng như đánh giá cao những nỗ lực của các thành viên trong bản đánh giá này. COP cho rằng Bản đánh giá lần thứ 4 trình bày những đánh giá có căn cứ và toàn diện về biến đổi khí hậu, cung cấp một viễn cảnh kinh tế-xã hội, công nghệ và khoa học hợp nhất về những khía cạnh liên quan. Điều này đòi hỏi IPCC tiếp tục cung cấp thông tin kịp thời tới các thành viên của hiệp định về các mặt kinh tế- xã hội, công nghệ và khoa học của biến đổi khí hậu, gồm sự giảm thiểu và thích nghi. COP cũng thông qua UNFCCC sửa lại để chỉ đạo các hệ thống quan trắc biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong phiên họp COP-13, WMO chỉ rõ thực tế là các quốc gia đang phát triển có những khó khăn đáng kể trong việc duy trì mạng lưới quan trắc của mình và cần được hỗ trợ hơn nữa trong lĩnh vực xây dựng khả năng. WMO nhấn mạnh rằng nghiên cứu khoa học, dự báo và kiểm soát khí hậu là những yếu tố chủ chốt để bảo vệ con người và tài sản, vì vậy những quốc gia này cần được trao quyền hợp pháp để sử dụng những hệ thống cảnh báo sớm một cách hiệu quả nhất trong các công tác giảm thiểu rủi ro thiên tai, do đó góp phần vào sự phát triển bền vững.
Một điều nữa, WMO cũng làm rõ những thách thức nảy sinh bởi nhu cầu phát triển bền vững, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai và các sự kiện thảm khốc khác liên quan tới thời tiết, khí hậu và nước gây ra, cũng như để bảo vệ môi trường và khí hậu toàn cầu cho chúng ta và thế hệ tương lai. Thực vậy, lời tựa mới cho hiệp định WMO, được thông qua tại Đại hội khí tượng thế giới lần thứ 15, đã nhận thức vai trò và sự quan trọng của hệ thống quốc tế hợp nhất về quan trắc, thu thập, xử lý và phân bổ các sản phẩm và dữ liệu liên quan khí tượng thủy văn.
(Trích Thông điệp của Ngài Michel Jarraud, Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới nhân dịp kỷ niệm Ngày Khí tượng thế giới năm 2008)