Khoảng 10 giờ sáng 15/12, một vụ sập núi đá kinh hoàng đã xảy ra tại công trường thuỷ điện Bản Vẽ (Tương Dương - Nghệ An). 18 công nhân đang làm việc đã bị núi đá đè chết dưới lớp sâu hàng chục mét.
18 công nhân bị chôn vùi dưới đống đá khổng
lồ này. - Ảnh VNN |
Anh Nguyễn Văn Chuyền, Đội
trưởng đội cơ giới Sông Đà 2 bàng hoàng kể lại: Vụ việc xảy ra chỉ
trong gang tấc, một tiếng động lớn kéo soạt
hàng trăm ngàn m3 đất đá đã vùi 18 công nhân mỏ D3
xuống đống đổ nát.
Số
công nhân bị thiệt mạng hầu hết là người ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh
Hoá thuộc hai Công ty Sông Đà 5 và Sông Đà 2. Ngoài 18 công nhân trên còn có 1
máy khoan, 2 máy xúc, 2 ô tô cũng bị vùi sâu dưới những khối đá. Ước tính thiệt hại về vật chất gần 20 tỷ đồng.
Thông
tin ban đầu cho hay, trước đó một ngày, tại đây lực lượng thi công đã cho nổ
quả mìn rất to để lấy đá. Sáng 15/12, trong lúc công nhân đang làm việc thì xảy
ra cơ sự.
Ngành
chức năng huyện Tương Dương đã huy động mọi lực lượng để tiến hành cứu hộ những
người thiệt mạng. Khả năng để đưa hết thi thể của những nạn nhân ra khỏi lớp đá
trên phải mất khoảng gần 1 tháng.
Anh Nguyễn Trọng Đức, GĐ Xí nghiệp khai thác và vận chuyển 208 rưng rưng nói trong nước mắt: “Nhìn những tảng đá lớn đè lên thân thể anh em, đau lòng lắm nhưng đành bất lực bởi đống đất đá quá lớn, có những tảng đá phải nặng đến hàng chục
tấn…”
Theo ghi nhận của chúng tôi,
công tác cứu trợ đã được triển khai nhưng chỉ có một máy múc đang làm việc rất
đơn độc và rất khó khăn. Anh Đoàn Văn Mạnh, Phó TGĐ Công ty Sông Đà 2 lo lắng:
“Nếu công việc cứu hộ lúc này mà không cẩn trọng, khi xúc đất đá ở phần dưới
chân núi sẽ kéo theo những phiến đá nặng hàng trăm tấn tiếp tục đổ ào xuống,
rất nguy hiểm đến tính mạng. Chúng tôi kiên quyết không để những sai sót
nào xảy ra tiếp theo trong thời gian cứu vớt những đồng đội nằm dưới”.
Cũng theo anh Mạnh, hiện tại
máy móc tại công trường đã bị vùi lấp gần như tất cả. Công ty đang nhờ đội cứu
trợ ở Sơn La vào giúp, chứ máy móc ở đây thì không thể nào móc hoặc vận chuyển
những phiến đá hàng trăm tấn ấy được.
Đến 19 giờ tối qua (15/12), vẫn chưa tìm thấy được xác
nạn nhân nào. Công tác cứu trợ được làm thâu đêm và huy động thêm lực lượng xe
tải công trường.
Các công nhân
thẫn thờ ngồi nhìn về phía đống đất đá đổ nát chờ tin cứu hộ, cứu nạn. - Ảnh DTO |
Huy động gần 500 quân cứu nạn
Để kịp thời tổ chức công tác cứu hộ, cứu nạn, Bí thư tỉnh
uỷ Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Đình Trạc cùng nhiều cán bộ và lực
lượng quân sự, biên phòng tỉnh Nghệ An đã trực tiếp có mặt tại hiện
trường.
Từ hiện trường, Bí thư Nguyễn Thế Trung cho biết: Tỉnh
ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo huy động tất cả nhân lực, vật lực có thể để tiến hành
cứu hộ vụ sập núi đá kinh hoàng này. Hơn 300 cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân khu IV đã
được huy động phối hợp cùng khoảng 200 quân số của huyện đội Tương Dương, BQL
Thuỷ điện 2, chính quyền địa phương xã Yên Na… để tiến hành cứu nạn.
Theo ông Trung, việc cứu nạn sẽ được tiến hành khẩn
trương nhưng nỗ lực cao nhất cho việc đảm bảo tín mạng cho lực lượng cứu nạn,
tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Danh tính 18 nạn nhân xấu số trong vụ sập núi: 1/ Nguyễn Thế Sơn (SN 1966) - quê Nghệ An, là Kỹ sư
giám sát Các
nạn nhân thuộc Công ty Sông Đà 2: 1/ Nguyễn Quý Trưởng (SN 1979) - quê Hải Dương 2 Vũ Xuân Nhượng (SN 1979) - quê Thanh Hoá 3/ Phạm Văn Thích (SN 1981) - quê Thanh Hoá 4/ Nguyễn Văn Trực (SN 1977) - quê Thanh Hoá 5/ Trịnh Bá Kỷ (SN 1957) - quê Hà Tây 6/ Nguyễn Văn Vạn (1966) - quê Hà Tây 7/ Dương Cao Sơn (SN 1967) - quê Hoà Bình 8/ Lê Công Tú (1986) - quê Hà Nam 9/ Võ Văn Trang (1986) - quê
Nghệ An Các
nạn nhân thuộc Công ty Sông Đà 2: 1/ Phạm Văn Hải (1978) - quê
Nghệ An 2/ Lê Văn Hoàng (1963) - quê Thanh Hoá 3/ Hoàng Anh Vũ (1978) - quê Phú Thọ 4/ Nguyễn Đúc Khôi (1975) - quê Hải Dương 5/ Bùi Đức Kiên (1977) - quê Hoà Bình 6/ Vũ Văn Mười (1977) - quê Nam Định 7/ Phạm Văn Thành (1962) - quê Hà Tây 8/ Lương Văn Tân (chưa xác định năm sinh) - quê Hoà
Bình |
Theo DTO