Thứ Sáu, 11/10/2024 16:19 CH
Quyền tham gia của trẻ em theo Công ước Quốc tế
Thứ Ba, 26/09/2017 08:40 SA

Công ước Quốc tế về quyền trẻ em (CRC) không nói rõ quyền tham gia của trẻ em, trừ việc coi đó là một mục tiêu đối với trẻ bị tàn tật (Điều 23). Tuy nhiên, có một loạt vấn đề về sự tham gia khi phân tích chúng cùng nhau sẽ giúp chúng ta có sự lập luận về quyền tham gia của trẻ em. Những điều có liên quan đến sự tham gia của trẻ em trong CRC được thể hiện ở một số điều sau đây:

 

Điều 3: Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em, dù cho các cơ quan phúc lợi xã hội công cộng hay tư nhân, tòa án, các nhà chức trách hành chính hay các cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu.

 

Điều 5: Các quốc gia thành viên phải tôn trọng những trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ của cha mẹ, hoặc ở những nơi có thể được, của các thành viên của gia đình mở rộng hay cộng đồng theo phong tục của địa phương quy định, của những người giám hộ pháp lý hay những người khác chịu trách nhiệm về pháp lý đối với trẻ em, trong việc chỉ bảo và hướng dẫn phù hợp với các năng lực của trẻ để trẻ em thực hiện các quyền được nhận thức trong Công ước này.

 

Điều 9 (2): Trong mọi hoạt động tố tụng theo như khoản 1 (nói về sự chia tách giữa đứa trẻ và cha mẹ) của điều khoản này, tất cả các bên liên quan phải được có cơ hội tham gia vào quá trình tố tụng và được trình bày quan điểm của mình.

 

Điều 12 (1): Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hoàn thành quan điểm riêng của mình, có quyền được nói lên những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đề có ảnh hưởng đến mình và các quan điểm của trẻ em phải được cân nhắc tùy theo lứa tuổi và độ trưởng thành của đứa trẻ.

 

Điều 13 (1): Trẻ em phải có quyền tự do bày tỏ quan điểm: quyền này phải bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và tư tưởng thuộc tất cả các loại, không hạn chế về mặt lãnh thổ, hoặc qua truyền miệng, hoặc bằng văn bản viết tay hoặc văn bản in, dưới hình thức nghệ thuật, hay thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn.

 

Điều 14 (1): Các quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo của trẻ.

 

Điều 15 (1): Các quốc gia thành viên phải công nhận quyền tự do kết giao và tự do hội họp hòa bình.

 

Điều 17: Các quốc gia thành viên công nhận chức năng quan trọng của các phương tiện thông tin đại chúng và phải bảo đảm rằng trẻ em được tiếp cận các thông tin và tư liệu từ nhiều nguồn quốc gia và quốc tế khác nhau, đặc biệt là những thông tin tư liệu nhằm cổ vũ cho lợi ích xã hội, tinh thần và đạo đức cũng như sức khỏe về thể chất cũng như về tinh thần.

 

Điều 21: Các quốc gia thành viên đã thừa nhận hoặc cho phép chế độ nhận con nuôi phải bảo đảm rằng những lợi ích tốt nhất của trẻ phải được quan tâm và các quốc gia phải đảm bảo rằng việc nhận một đứa trẻ làm con nuôi chỉ được tiến hành khi được phép của các nhà chức trách có thẩm quyền theo đúng pháp luật, thủ tục và trên cơ sở tất cả thông tin liên quan đáng tin cậy, rằng xét tình trạng của trẻ em về cha, mẹ, họ hàng, người giám hộ pháp lý thì có thể được phép nhận trẻ em làm con nuôi và nếu được yêu cầu, những người có liên quan cho biết họ đã được thông tin và đồng ý việc nhận làm con nuôi đó trên cơ sở đã tham khảo ý kiến cần thiết.

 

(Bộ LĐ-TB-XH)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek