Hưởng ứng Ngày thế giới chống đói, nghèo của Liên hợp quốc, ngày 17/10/2000, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Đời sống người dân nhiều vùng núi Phú Yên đã được cải thiện. Tuy nhiên, một số buôn, xã còn khó khăn, cần được giúp đỡ – Ảnh: MINH KÝ
Đây là cuộc vận động lớn, có ý nghĩa chính trị – xã hội sâu sắc, thể hiện truyền thống nhân ái của dân tộc ta.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công cuộc xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Người từng nói: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm” (Hồ Chí Minh toàn tập – NXB CTQG năm 1995 – Tập 5 – Trang 62).
Vậy là, mọi người trong xã hội đều phải không ngừng phấn đấu vươn lên để vượt qua cửa ải đói nghèo. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm xã hội mà chúng ta xây dựng là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” – nó xa lạ với đói nghèo, bần cùng, lạc hậu; là xã hội giàu về kinh tế, lành mạnh về văn hoá – xã hội; quan niệm này nhằm hàm chứa ý nghĩa to lớn trong việc giải phóng sức sản xuất, hướng đến phát triển toàn diện con người.
Đến nay, Quỹ vì người nghèo trong cả nước đã thu được hàng nghìn tỉ đồng, đã xây dựng và sửa chữa hơn 310.000 căn nhà cho hộ nghèo. Với nhiều hoạt động thiết thực như cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, chăm sóc sức khỏe và trợ giúp con em học hành, hàng triệu hộ nghèo ở nước ta từng bước vượt qua khó khăn để trở thành những gia đình có mức sống trung bình trong xã hội.
Có thể khẳng định rằng: XĐGN là thành tựu nổi bật của thời kỳ đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Báo cáo phát triển Việt
Trên cơ sở hiệu quả XĐGN trong thời gian qua, Chính phủ đã phê duyệt chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006 – 2010 ở mức cao hơn, đồng thời quyết định dành 60.000 tỉ đồng để thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010” với quan điểm cơ bản là: “Giảm nghèo toàn diện hơn, công bằng hơn, bền vững và hội nhập”.
Bằng việc điều chỉnh chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006-2010, đương nhiên tỉ lệ hộ nghèo tăng vọt từ 7% (theo chuẩn cũ) lên 22% ở thời điểm hiện nay (theo chuẩn mới) với khoảng 4 triệu hộ nghèo. Với những bài học kinh nghiệm đã tích luỹ được trong việc thực hiện XĐGN thời gian qua, “Chương trình quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010” đang đặt mục tiêu phấn đấu cao hơn, giảm nghèo toàn diện, công bằng và bền vững hơn.
Trong giai đoạn mới, bên cạnh việc giảm tỉ lệ hộ nghèo trong cả nước xuống dưới 15% vào năm 2010, Chương trình giảm nghèo cần tập trung giúp nhân dân những vùng còn khó khăn, tỉ lệ nghèo còn cao, trợ giúp phát triển sản xuất gắn với cải thiện mức sống của nhóm hộ nghèo nhất, nhằm hạn chế sự tăng khoảng cách về thu nhập, về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo. Đồng thời động viên tinh thần vượt khó của người nghèo, huy động mọi tiềm năng của người nghèo (dù nhỏ) vào công cuộc chống đói nghèo và lạc hậu; khắc phục tính tự ti hoặc ỷ lại, trông chờ của một số hộ nghèo. Cần hướng các hộ nghèo hằng năm đã ra khỏi đói nghèo áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi; hướng vào sản xuất tập trung, chuyên canh, khuyến khích hình thành kinh tế trang trại, tạo điều kiện phát triển ngành nghề ở nông thôn; thành lập doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa; khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Đây là bước đi đúng đắn và hợp lý để từng bước giải quyết đói nghèo ở nước ta. Trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế và xã hội theo hướng hiện đại hoá, cần dự báo và xây dựng cơ chế, chính sách giúp các đối tượng nghèo mới xuất hiện như nông dân sau khi thu hồi đất, lao động nhập cư ở các đô thị, những người còn sức lao động nhưng không còn nơi nương tựa…
Trong Ngày Vì người nghèo, mỗi chúng ta hãy làm một việc thiết thực để giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống. Khuyến khích mọi người hãy thi đua làm giàu chính đáng, nhưng không quên những hộ còn nghèo.
QUỐC CHÍNH