Thứ Sáu, 04/10/2024 14:27 CH
Công tác phòng, chống mại dâm năm 2016:
Quyết liệt, nhiều điểm mới và tôn trọng quyền con người
Thứ Sáu, 30/12/2016 08:31 SA

Panô tuyên truyền bài trừ tệ nạn mại dâm tại khu vực bờ biển TP Tuy Hòa - Ảnh: KIM CHI

Năm 2016, công tác phòng, chống mại dâm đã có nhiều biến chuyển. Chính phủ, các cơ quan chức năng bên cạnh những việc làm quyết liệt đấu tranh với tệ nạn này cũng đưa ra nhiều điểm mới trong chính sách, thực thi đảm bảo quyền con người.

 

Ngày 7/3/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 bao gồm nhiều giải pháp, biện pháp và các hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm các bệnh xã hội, HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở bình đẳng giới, trong đó tập trung xây dựng chỉ đạo thực hiện 3 mô hình: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, trung tâm công tác xã hội; Hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; Hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống, bạo lực giới.

 

Theo Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐ-TB-XH, giai đoạn 2016-2018, việc thí điểm mô hình hỗ trợ đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ (KDDV) dễ phát sinh tệ nạn mại dâm dự kiến sẽ thực hiện tại 5-10 tỉnh, thành phố được lựa chọn trên cơ sở số lượng cơ sở KDDV trên địa bàn và số lượng người lao động tại các cơ sở KDDV…).

 

Mô hình hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở KDDV là một mô hình được thí điểm với sự hỗ trợ từ Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Việc thí điểm sẽ được thực hiện trong thời gian 3 năm (từ năm 2016-2018) tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm và sơ kết, đánh giá, nhân rộng trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn 2019-2020.

 

Mô hình hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động trong cơ sở KDDV. Đây là cách tiếp cận mới trong phòng chống tệ nạn mại dâm nhằm giúp người lao động tại các cơ sở KDDV có điều kiện nâng cao nhận thức, thực hiện quyền của người lao động được quy định trong pháp luật như: Quyền được ký hợp đồng lao động, được trả lương, được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, được tiếp cận với các dịch vụ tư vấn tâm lý, pháp luật, quyền được thay đổi công việc phù hợp với cuộc sống của mình.

 

Để quyền của người lao động trong các cơ sở KDDV được thực thi, mô hình dự kiến triển khai các can thiệp tập trung vào 4 nhóm đối tượng sau: Phụ nữ bán dâm (người lao động) đang làm việc tại các cơ sở KDDV; nhóm chủ cơ sở KDDV; nhóm các cơ quan thực thi pháp luật ở địa phương (chính quyền, thanh tra lao động, Đội kiểm tra liên ngành 178/CP); nhóm các nhàhoạch định chính sách ởTrung ương vàđịa phương.

 

Tại hội nghị triển khai chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 do Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tổ chức, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Trọng Đàm yêu cầu các địa phương phải phấn đấu được “3 tăng, 2 giảm” trong phòng, chống mại dâm.

 

Cụ thể, tăng số lượng các tỉnh có kết nối với mạng lưới người bán dâm, từ đó nắm được đúng thực trạng mại dâm hiện nay; tăng số người được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe định kỳ; tăng số người được tiếp cận với việc học nghề, vay vốn, tạo việc làm; giảm được số ca lây nhiễm HIV qua đường tình dục; giảm được các vụ việc liên quan đến buôn người vì mục đích mại dâm, các vụ môi giới, bạo lực đối với người bán dâm.

 

Để làm được điều này, theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, các địa phương cần chủ động tìm giải pháp, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế để việc triển khai mang lại hiệu quả tốt nhất. Cần bám chắc vào các quan điểm, giải pháp chung đã được đưa ra trong Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, hiện nay, số người bán dâm cóhồsơ quản lýlà11.240 người, trong đótập trung nhiều ởmột sốkhu vực như: Đồng bằng Sông Hồng 3.673 người; Đông Bắc 913 người; Bắc Trung Bộ887 người; Đông Nam Bộ3.200 người; đồng bằng Sông Cửu Long 1.374 người; các khu vực khác là1.189 người. Tuy nhiên, con sốthực tếcóthểcòn cao hơn do đây làmột hoạt động rất khókiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi vàtráhình của nó. Tệnạn mại dâm đãvàđang gây nhiều hệlụy cho xãhội. Tệ nạn mại dâm cũng làm gia tăng các băng nhóm, tổ chức tội phạm mua bán ma túy, tổchức sửdụng trái phép chất ma túy, mua bán người, tổ chức hoạt động mại dâm ởmột sốđịa phương. Hình thành những đường dây mua bán người vì mục đích mại dâm...; tình trạng mua bán phụnữ, trẻ em vìmục đích mại dâm cóchiều hướng gia tăng.

 

NHÀN NGUYỄN (Sở LĐ-TB-XH)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek