Thứ Tư, 02/10/2024 02:23 SA
Những mô hình phòng chống tội phạm, ma túy hiệu quả
Thứ Bảy, 05/11/2016 13:00 CH

Tổ “Cảm hóa giáo dục người lầm lỗi” xã Hòa Đồng (huyện Tây Hòa) đang rà lại danh sách các hộ gia đình có người lầm lỗi - Ảnh: THU HÀ

Phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân trong phong trào Bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là trong công tác phòng chống tội phạm, thời gian qua, Mặt trận các cấp trong tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng, các tổ chức thành viên xây dựng nhiều mô hình hiệu quả, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Nhờ vậy góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương, cơ sở.

 

Phong phú mô hình        

               

Xã Hòa An (huyện Phú Hòa) có nhiều tuyến giao thông quan trọng nối với cáchuyện Đông Hòa, Sơn Hòavà TP Tuy Hòa. Điều này rấtthuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, giao thông nhưng cũng là điểmlưu trú của nhiều đối tượng như tài xế, người buôn bán trong và ngoài tỉnh, nên rất dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội. Trước tình hình này, lực lượng công an đã phối hợp chặt chẽ với Mặt trận, các tổ chức đoàn, hộitriển khai nhiều giải phápnhằm ngăn chặn các loại tội phạm. Tuy vậy, trên địa bàn xã này vẫn thường xảy ra nhiều vụ mất trộm rất trắng trợn, coi thường luật phápmà nổi cộm là nạnbắt trộm chó. Kể từ khi xã Hòa An xây dựng được mô hình “Tiếng loa an ninh”, các vụ việc gây mất an ninh trật tự giảm hẳn.

 

Mô hình “Tiếng loa an ninh” được thực hiện từ năm 2015. Lúc đầu chỉ làm thí điểm tại thôn Phú Ân, nhưng sau đó thấy có hiệu quả, xã đã cùng với lực lượng công an thành lập một đội tuyên truyền, giaoBan Văn hóa xã chủ trì. Đội này có nhiệm vụ mỗi tuần 2 lần, dùng hệ thống loa truyền thanh phát thông báo đến từng cụm dân cư về tình hình an ninh trật tự trênđịa bàn, nhắc nhở bà con nêu cao tinh thần cảnh giác phòng chống tội phạm. Khi có các vụ việc xảy ra, các đội viên lại trực tiếp cầm loa đến từng địa bàn, những vùng giáp ranh để kêu gọi người dân hợp sức ngăn chặn kịp thời các hành vi xấu. Bà Nguyễn Thị Thành ở thôn Ân Niên, nói: “Nhờ có hệ thống truyền thanh này, người dân chúng tôi được nắm bắt kịp thời thông tin về những thủ đoạn lừa đảo tinh vi của các loại tội phạm, từ đó nêu cao tinh thần cảnh giác. Khi người dânchủ động phòng chốngthì kẻ xấu cũng hết đất sống”.      

    

Xã Xuân Cảnh (TXSông Cầu) trước đây cũng là địa bàn khá phức tạp trong vấn đề an ninh trật tự, thường xảy ra cácvụ việc vi phạm pháp luật. Mô hình “Vọng gác an ninh” được triển khai từ năm 2014 đã thực sự góp phần rất lớn trong công tác bảo đảm an ninh trật tự ở đây. Mô hình có 7 thành viên là trưởng các ban, ngành, đoàn thểcác thôn do lực lượng công an làm nòng cốt. Để thuận tiện cho người dân tố giác, vọng gác được đặt ở các cổng thôn. Mỗi vọng gác đều được trang bị một chiếc kẻng để báo động. Khi kẻ gian đột nhập vào thôn hay đang trộm cắp, gây rối, người trực dùng kẻng để báo động cho cộng đồng biết và phối hợp ngăn chặn. Như chuyện cả thôn bắt trộm vào khoảng trung tuần tháng 6/2015 đến nay nhiều người còn nhớ. Hôm ấy, khi người dân thôn Hòa Lợi đang chuẩn bị bữa cơm chiều thì nghe tiếng kẻng vang lên. Đến vọng gác, mọi người mới biết đàn gà của chị Hòa trong thôn đã không còn. Trước đó chưa đầy 1 giờ, chị cho chúng ăn đếm còn đầy đủ, nhưng khi kiểm tra sau đó lại không có con nào lên chuồng. Nhận định kẻ trộm chưa thể ra khỏi địa bàn nên mọi người chốt chặn tại các ngõ ngách trong thôn. Khoảng 1 giờ sau, bị phát hiện, hai tên trộm đành phải trả lại gà cho chị Hòa vì không còn đường tẩu thoát. “Đến nay, trên toàn xã Xuân Cảnh đã xây dựng được 4 vọng gác an ninh đặt ở 4 thôn. Khi nhận được các tin báo, tùy vào từng vụ việc, chúng tôi có cách xử lý phù hợp, bảo đảm giữ bí mật để điều tra”, ông Nguyễn Văn Minh, thành viên của vọng gác thôn Hòa Lợi, chia sẻ.

 

Còn ở huyện Tây Hòa, Mặt trận các cấp và các đoàn thể đã thành lập nhiều tổ, nhóm thực hiện mô hình “Cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi”. Trước đây, thân nhân của các đối tượng lầm lỗi thường bị phân biệt đối xử, nhất là những gia đình có người từng sa vào các tệ nạn xã hội. Còn các đối tượng từng thi hành án, sau khi mãn hạn tù thường ít có khả năng hòa nhập cộng đồng và nguy cơ tái phạm rất cao. Trước tình hình này, các thành viên của nhóm đã đến từng nhà vào các dịp lễ, tết để thăm hỏi động viên. Bằng sự chân tình của nhóm, các bậc làm cha mẹ đã thấy được vai trò, vị trí của gia đình đối với cộng đồng, xã hội, từ đó ra sức giáo dục con em mình sống sao cho tốt hơn. Ông Nguyễn Chí Bình, Trưởng nhóm “Cảm hóa giáo dục người lầm lỗi” thôn Phú Phong (xã Hòa Đồng), phấn khởi bày tỏ: “Mô hình này được thực hiện khoảng 2 năm nay và phát huy hiệu quả rất tốt. Nó không chỉ giáo dục mà còn nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là các đối tượng từng vi phạm pháp luật tránh tự ti, mặc cảm để hòa nhập với cộng đồng, góp phần giảm bớt tình trạng tái phạm”.

 

Cần nhân rộng

 

Những mô hình nói trên tuy được đưa vào hoạt động chưa lâu nhưngngày càng phát huy hiệu quả tích cực, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của cán bộ, hội viêncác đoàn thểvà nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người trong công tác phòng chống, giảm thiểu các loại tội phạm. Trước kia, để phòng tránh các vụ việc có thể xảy ra, các lực lượng công an, chính quyền, Mặt trận thường tổ chức họp dân để tuyên truyền nhưng chưa thu hút nhiều người tham gia. Hiện nay, hàng tuần những thành viên đội “Tiếng loa an ninh” của xã Hòa An thường xuyên đi đến hiện trường xảy ra vụ việc để nắm bắt kịp thời, rồi chuyển các thông tin đến người dân một cách chính xác. Chính những nguồn tin như thế đã thu hút đông đảo bà con lắng nghe. Điều này góp phần hạn chế những tin đồn thất thiệt, gây lo lắng hoang mang trong thôn xóm.

 

Bên cạnh đó, các mô hình này còn phát huy tinh thần đoàn kết của người dân, thể hiện tinh thần trách nhiệm của cá nhân và các gia đình đối với cộng đồng, xã hội. “Hiện nay, người dân xã Xuân Cảnh đã quen với tiếng kẻng thôn. Dù được gõ lên vào giờ nào thì họ vẫn có mặt đông đủ, cùng với anh em ở vọng gác xử lý các vụ việc. Có vọng gác, bà con mạnh dạn tố cáo, khai báo các hiện tượng thiếu lành mạnh đang xảy ra trong từng khu dân cư để giúp chính quyền, công an nắm bắt, điều tra xử lý các vụ việc”, ông Trần Minh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Xuân Cảnh, khẳng định như vậy.

 

Từ trước đến nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều cách làm, giải pháp để phòng chống tội phạm. Một trong những giải pháp đó là xây dựng các mô hình phát hiện, xử lý tội phạm ngay tại địa bàn dân cư. Những mô hình này rất thực tế, dễ thực hiện đạt kết quả. Trong chương trình phối hợp của Mặt trận với lực lượng công an, chúng tôi đang đề xuất nhân rộng các mô hình này, nhất là thành lập nhiều vọng gác nhân dân tại địa bàn giáp ranh các xã, huyện.   

 

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Nguyễn Hồng Thái

 

HÀ ANH

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek