Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương binh, liệt sĩ và người có công (TBLS-NCC) đang là một yêu cầu cấp thiết. Công tác xác nhận và thực hiện chế độ chính sách đối với người có công sẽ được phân công, phân cấp rõ ràng theo tiêu chuẩn, thủ tục công khai, đơn giản, góp phần thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi đã được Nhà nước quy định đối với người có công, là những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐTBXH) Phú Yên sẽ thực hiện trong năm 2007. Trao đổi với Báo Phú Yên, ông Nguyễn Văn Lãng, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Phú Yên cho biết:
Tổ “một cửa” Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang tiếp nhận đơn thư - Ảnh: L.KHA
Việc cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực TBLS-NCC đã và đang góp phần đưa các chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống, đảm bảo từng bước ổn định và nâng cao mức sống của người thụ hưởng chính sách ưu đãi. Lĩnh vực này những năm qua được tỉnh Phú Yên chú trọng. Tuỳ theo từng giai đoạn và hoàn cảnh, chính sách ưu đãi NCC liên tục được Bộ LĐTBXH nghiên cứu, sửa đổi bổ sung kịp thời, đơn giản về thủ tục hành chính trong xác nhận và thực hiện chế độ chính sách ưu đãi, giúp cho công tác này ở tỉnh được triển khai tốt hơn. Ngay sau khi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 ra đời, hàng loạt văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh đã được nghiên cứu ban hành, theo đó các thủ tục hành chính đã được cải cách đáng kể và quy định tương đối đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp quy.
* Ông có thể nói rõ hơn về sự thay đổi này?
- Sự đổi mới, cải cách thể hiện ở một số điểm sau: Thứ nhất, phân cấp quản lý lĩnh vực ưu đãi xã hội đối với NCC. Nếu như trước đây, việc xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học do Cục TBLS-NCC thẩm định các hồ sơ thì nay, địa phương sẽ trực tiếp giải quyết theo điều 4, khoản 3 Nghị định 54/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Thực hiện theo nội dung phân cấp này sẽ giảm bớt đi những thủ tục trung gian, nâng cao hiệu quả, tăng cường tính trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong khâu xác nhận. Đối với trường hợp người bị thương không phục vụ trong quân đội, công an thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền lập hồ sơ xác nhận. Sở LĐ-TBXH kiểm tra, thẩm định hồ sơ, Giám đốc Sở LĐ-TBXH ra quyết định công nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật, lập phiếu trợ cấp thương tật và thực hiện chế độ ưu đãi. Toàn bộ quy trình xác nhận này Sở LĐ-TBXH thực hiện, không qua khâu thẩm định hồ sơ, cho số quản lý ở Cục TBLS-NCC như trước đây.
* Cơ chế, thủ tục sẽ được cải cách cụ thể như thế nào?
- Bên cạnh việc phân cấp quản lý cho các địa phương, bổ sung thêm về chính sách, việc thực hiện chính sách ưu đãi NCC còn được mở rộng về cơ chế và thủ tục hành chính để chính sách ưu đãi được triển khai thực hiện dễ dàng, phù hợp với xu thế đổi mới, phát triển. Đó là, trợ cấp ưu đãi đối với NCC được xác định căn cứ theo mức chuẩn do Chính phủ quy định. Việc cải cách chế độ trợ cấp ưu đãi NCC với cách mạng nhằm mục tiêu khắc phục những bất hợp lý, thực hiện công bằng trong quan hệ giữa các mức trợ cấp ưu đãi, góp phần để các gia đình chính sách đều có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương. Đồng thời, các thủ tục thực hiện ưu đãi trong giáo dục-đào tạo cũng sẽ được triển khai theo hướng tốt hơn. Nếu trước đây chỉ có con NCC đang hưởng trợ cấp thường xuyên theo học ở nhà trường mới hưởng chế độ ưu đãi thì nay những trường hợp người có công đã mất nếu con của họ theo học ở nhà trường cũng được hưởng ưu đãi này. Thủ tục hồ sơ được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày
* Xin cảm ơn ông!
KIM CHI (thực hiện)