Thứ Sáu, 29/11/2024 19:54 CH
Bệnh tiểu đường và biến chứng
Thứ Hai, 30/07/2012 08:45 SA

Hỏi: Bố mẹ đều bị bệnh tiểu đường, không biết sau này em có bị bệnh, có cách nào biết sớm được bệnh. Có phải bị tiểu đường thì các phủ tạng sẽ bị hư hại dần, giảm thọ, thưa bác sĩ?

 

PHAN THỊ KIM LÀI

(xã Hòa Vinh, huyện Đông Hòa)

 

tieu-duong120730.jpg

Kiểm tra đường huyết định kỳ.

Trả lời: Bệnh đái đường thường được phân thành 2 týp 1 và 2. Týp 1 thường khởi phát từ lúc trẻ và phụ thuộc insulin (loại thuốc đặc trị bệnh đái đường); tức là người bệnh phải thường xuyên tiêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Týp 2 thường khởi phát ở tuổi lớn hơn, người bệnh có thể dùng các loại thuốc uống để kiểm soát đường máu. Tuy nhiên nhiều người bệnh týp 2 cũng phải dùng insulin.

 

Về lý thuyết, bệnh týp 1 nặng hơn bệnh týp 2. Nhưng thực tế, bệnh nặng nhẹ không giống nhau ở mỗi người; phụ thuộc sự tuân thủ chế độ điều trị, chế độ ăn uống phù hợp của người bệnh. Nếu không tuân thủ tốt chế độ điều trị, bệnh có thể có các biến chứng:

 

- Biến chứng ở mắt: giảm thị lực hoặc mù hoàn toàn do xuất huyết võng mạc, xơ hóa võng mạc, đục thủy tinh thể.

 

- Biến chứng ở hệ tim-mạch: xơ vữa động mạch chi dưới bắt đầu từ ngón chân cái, lan ra cả bàn chân, chân. Vùng tổn thương thường giảm nhiệt độ, mất cảm giác, dễ nhiễm trùng, loét hoặc nhiễm trùng lâu lành; suy tim, tăng huyết áp (tăng huyết áp cũng có thể là bệnh kèm theo, xảy ra đồng thời hoặc trước khi có bệnh đái đường); nhồi máu cơ tim, xuất huyết não.

 

- Viêm nhiều dây thần kinh do đái tháo đường gây rối loạn cảm giác, rối loạn vận động. Các hư tổn ở hệ thần kinh thực vật gây tiêu chảy hoặc táo bón lâu ngày, nhịp tim nhanh, rối loạn tiểu tiện và liệt dương vĩnh viễn.

 

- Các biến chứng ở da như ngứa, mụt nhọt, viêm da do nấm; nhiễm sắc vàng ở lòng bàn tay, bàn chân, hoại tử mỡ.

 

- Biến chứng ở thận: nhiễm trùng đường tiểu, xơ hóa cầu thận gây phù, tăng huyết áp và tiến triển dần đến suy thận.

 

Cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh là khám sức khỏe định kỳ, thử lượng đường trong máu. Bình thường lượng đường máu lúc đói khoảng 80-105mg/dl; 105-126mg/dl là nghi ngờ; trên 126mg/dl là có bệnh.

 

Con cái của người bệnh đái đường có nhiều nguy cơ bị bệnh hơn người khác, cả bố mẹ bệnh, nguy cơ càng cao hơn. Để giảm nguy cơ, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối các thành phần, không để thừa cân béo phì, tăng cường luyện tập thể dục thể thao.

 

BS ĐOÀN VĂN HẢI

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
9 chiêu làm đẹp da từ sữa
Chủ Nhật, 29/07/2012 19:00 CH
Đừng nuốt thuốc đặt trong miệng
Chủ Nhật, 29/07/2012 18:00 CH
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek