Chăm sóc trẻ sơ sinh là một công việc đòi hỏi sự chu đáo, sự hiểu biết. Những việc làm vô ý của người lớn đôi khi cũng ảnh hưởng đến bé. Dưới đây là một số lưu ý với mẹ và bé.
1. Cân nặng khi sinh của bé quyết định nhiều đến tình trạng sức khỏe, đó là do ảnh hưởng của thời kỳ thai nghén của người phụ nữ. Bồi bổ ở giai đoạn này là hết sức quan trọng. Bởi thai phụ ăn chính là do em bé trong bụng. Em bé bình thường chăm sóc dễ dàng hơn so với bé sinh thiếu cân.
2. Tiếng khóc tự nhiên của trẻ có lợi cho sự phát triển. Khóc tự nhiên, phổi trẻ luôn được kích thích, nở nang.
3. Hiện tượng trớ sữa, ợ sữa là bình thường với phần lớn trẻ sơ sinh do dạ dày mỏng và môn vị rộng, nhưng trớ sữa thường xuyên do chăm sóc không đúng cách như mẹ xê dịch con, cho con bú trong tình trạng đầu thấp hơn người, trẻ quẫy đạp nhiều… thì không tốt cho sức khoẻ của bé. Vì lượng sữa ộc nhiều sộc lên mũi đôi khi gây nguy hiểm đến hệ hô hấp của trẻ.
4. Trẻ sơ sinh bú mẹ hay sữa bình đều bị tình trạng đóng cặn ở lưỡi. Giai đoạn từ 1 đến 4 tháng, phải tuyệt đối giữ cho lưỡi trẻ luôn sạch sẽ bằng cách sơ lưỡi hàng ngày, thường là vào buổi sáng, trước khi ăn bữa đầu tiên. Mỗi bà mẹ đều có cách riêng của mình nhưng luôn phải khử trùng, luộc sôi các dụng cụ trước khi đưa vào miệng trẻ.
5. Trẻ từ 1 đến 6 tháng tuổi, nhất thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ khi thay đổi thức ăn (ngưng cho bú, dùng sữa khác, cho ăn dặm…) đặc biệt là cho trẻ uống thuốc hoặc các loại thức ăn bổ dưỡng. Tự ý làm bác sĩ gia đình đôi khi gây những hiệu quả khó lường ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. 15% ca cấp cứu ở BV Nhi Đồng là do người nhà tự ý cho trẻ dùng thuốc mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
6. Trẻ con lớn trong khi ngủ, vì thế, cho trẻ một môi trường sạch sẽ, thông thoáng, yên tĩnh là cần thiết. Tập cho trẻ thức ngày, ngủ đêm, giảm ánh sáng ngay từ những ngày đầu đời để trở thành thói quen về sau.
7. Trẻ từ 1 đến 4 tháng, chưa biết lật. Bà mẹ trẻ phải biết giúp bé tập thể dục bằng cách nắn chân, tay khi bé thức, massage cho bé lúc tắm, lúc bú. Chỉ nên cho bé mặc áo cotton, không lót miếng nylon dưới lưng. Đừng để bé nằm suốt ngày gây nóng lưng, nhưng cũng đừng bế quá nhiều bởi giai đoạn này xương sống bé chưa ổn định, chưa đủ cứng cáp.
8. Luôn đeo bao chân cho bé từ 1 đến 3 tháng tuổi. Bàn chân trẻ bị lạnh lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ thần kinh. Đội nón thường xuyên nhưng nhớ chú ý để đầu thoáng khi trẻ bị ra mồ hôi.
9. Tuyệt đối không đung đưa mạnh hoặc lắc mạnh trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi. Hộp sọ chưa hoàn chỉnh sẽ bị tổn thương, xô lệch, rất nguy hiểm. Chính vì thế trẻ luôn cần cha, mẹ, người thân chăm sóc. Đã có trường hợp người giúp việc lắc trẻ khóc khiến não bé bị tổn thương.
10. Phải đi tiêm ngừa theo lịch bác sĩ dặn, tham khảo ở bệnh viện và sách báo. Đôi khi trẻ mắc phải những căn bệnh ngặt nghèo chỉ vì cha mẹ lơ là trong việc tiêm chủng cho trẻ.
Thegioimevabe.com