Lúc 13g (giờ địa phương, tức 18g Hà Nội) ngày 27/6, tại kỳ họp thứ 35 tổ chức ở Paris, Pháp, Ủy ban Di sản thế giới (UNESCO) đã công nhận Thành nhà Hồ tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam là Di sản văn hóa thế giới.
Một đoạn Thành nhà Hồ |
Năm 1397, trước nguy cơ đất nước xảy ra chiến tranh với nhà Minh, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn xây thành thủ hiểm. Thành được xây dựng ở khoảng giữa sông Mã và sông Bưởi, phía bắc có núi Thổ Tượng, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía đông có núi Hắc Khuyển, phía nam là nơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía tây về và sông Bưởi chảy tới.
Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận: la thành, hào thành và hoàng thành. La thành là vòng ngoài cùng, có chu vi khoảng 4km. Hào thành được đào bao quanh bốn phía ngoài nội thành, cách chân thành theo các hướng khoảng 50m. Đây là công trình có nhiệm vụ bảo vệ nội thành. Hoàng thành được xây dựng trên bình đồ gần vuông, với hai mặt đông - tây dài 883,5m, hai mặt nam - bắc dài 870,5m, diện tích hơn 769.000m2.
Hiện nay, thành có độ cao trung bình từ 7m đến 8m, riêng cửa Nam cao tới 10m; các cổng thành còn nguyên vẹn. Nét độc đáo của tường thành này là bên ngoài xây đá, còn bên trong đắp đất. Mặt ngoài thành được gia cố bằng những tảng đá xanh đẽo vuông vức, có nhiều phiến lớn (dài tới 5,1m, rộng 1,59m, cao 1,30m), được xếp chồng lên nhau. Những phiến đá nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm tồn tại cùng những thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết, tường thành còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Vào năm Tân Tỵ (1401), Hồ Hán Thương đã cho nung gạch để xây thêm phần tường thành phía trên. Ngày nay, phần tường gạch gần như không còn nữa nhưng những viên gạch vẫn còn nằm rải rác trong các gia đình gần thành. Thành nhà Hồ có 4 cửa: Đông,
Nối liền với cửa
Thành nhà Hồ là một kiến trúc quân sự kỳ vĩ, vốn được xem như một hiện tượng đột khởi “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử xây dựng kiến trúc thành quách ở Việt
Sau 6 năm (2006-2011) với bao nỗ lực của các ngành, các cơ quan, chuyên gia trong nước và quốc tế, Thành nhà Hồ trên quê hương xứ Thanh đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Trước đó, 6 di tích ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, gồm: quần thể di tích Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
VÂN ANH (tổng hợp)