Nói đến Sông Cầu không thể không nhắc đến vịnh Xuân Đài. Thắng cảnh như một bức tranh sơn thủy hữu tình mà giới văn nghệ sĩ, ai đã từng qua đây không để lại ít nhiều cảm xúc. Từ thời thi sĩ tiền bối Tản Đà đến các nhà thơ Xuân Diệu, Chế Lan Viên... rồi cây bút thơ về sau như: Xuân Hoàng, Thanh Quế, Nguyễn Thế Khoa, Hà
Ảnh: T.VĂN
Thể hiện điều này, mới đây Phòng Văn hóa - Thông tin TX Sông Cầu và Hội Văn học - Nghệ thuật thị xã đã xuất bản tập thơ Một thoáng Xuân Đài nhân dịp vịnh Xuân Đài đón nhận Bằng di tích danh thắng cấp quốc gia, đồng thời giới văn nghệ sĩ Sông Cầu kỷ niệm 20 năm đêm thơ - nhạc xuân truyền thống địa phương (1991-2011). Song có lẽ tâm huyết hơn hết đó chính các tác giả được sinh ra tại Sông Cầu.
Trên đường thiên lý Bắc -
Ngọt ngào thơ-văn-nhạc-họa lưu truyền
Vịnh Xuân Đài xưa nay vẫn là duyên.
Để rồi Trần Minh Châu lý giải:
Sông Cầu mến thương bởi nét đẹp riêng
Ẩn thoáng duyên xưa tình người thân thiện.
Vịnh Xuân Đài là cả một vùng biển đảo mê hồn. Chỉ mới bước chân đến Nhất Tự Sơn mà tác giả Hữu Khoa đã viết:
Con đường cảnh đẹp thiên thai
Để bao lữ khách nắng mai xiêu lòng.
hoặc từ phố phường phóng tầm mắt ra ngoại ô, tác giả Tam Giang đã thấy:
Dừa xanh rợp bóng đường đi
Lượn quanh núi biếc ôm ghì biển xanh.
hay trong bài “Biển ru”, tác giả Anh Đào đã cảm nhận:
Mang tình yêu non nước
Đến với màu biển xanh
... Đến với biển lòng anh
Cho tình em cháy đỏ
Xuân Đài còn lặng trong cảm xúc tình yêu của Đoàn Ngọc Thành qua bài “Gửi em cô gái Sông Cầu”:
Anh yêu em và anh chỉ
Yêu đến bạc đầu như sóng cả nhớ ghềnh xa
Và tình yêu ấy trở nên thủy chung gắn bó ở tác giả Võ Thị Vinh:
Mưa nắng thuận hòa hay bão táp
Biển chẳng bao giờ xa cách sông
Một thoáng Xuân Đài còn là sự hoài niệm tuổi thơ. Trương Lý Tưởng chỉ chạm nhẹ hoàng hôn biển hiện tại, tác giả đã đụng thấu quá khứ:
Trong cái nắng hoàng hôn chiều tím vội
Tôi lại tìm mình với ký ức tuổi thơ
Còn đây, một chiếc cầu nhỏ trong lòng phố Sông Cầu cũng đủ cho Đỗ Quang Thanh trân trọng:
Nếu ai đó ghé qua cầu Thị Thạc
Mời dừng chân nơi bóng mát xứ dừa
Không trân trọng sao được khi bất kỳ nơi đâu ở vùng non nước Xuân Đài cũng là bức tranh thấm đẫm tình đất tình người, tác giả Phong Lan đã cảm nhận:
Thiết tha bóng nước con thuyền
Ngọt ngào giọng nói, chút duyên Sông Cầu.
Chút duyên ấy đã giữ tình bao người con đi xa, khi nghĩ về vùng đất nơi cực bắc của tỉnh nhà. Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã thủ thỉ trong bài thơ “quê nhà” của mình:
Xuân Đài êm ái. Không thôi dạt dào
Khúc nhạc rừng dừa. Tình ai say đắm.
hoặc Nguyễn Hải Lê gặp lại “Hoa Cau” như xem lại cuốn phim lịch sử của vùng đất với đủ những ngọt bùi và cay đắng. Tất cả đều là kỷ niệm:
Tôi chợt reo lên trước một màu hoa trắng
Nhớ xôn xao kỷ niệm đất Sông Cầu
hay như tác giả Hoàng Trọng Cảnh, người con Sông Cầu lưu lạc từ tuổi 12, giờ đây đã tuổi 82 tác giả quay về quê mẹ với sự cảm nhận đầy trải nghiệm:
Sóng Xuân Đài xôn xao
Đỉnh Cù Mông ngạo nghễ
Che chở những đàn con
Qua đạn bom, nắng lửa mưa dầm
Còn đây, bày tỏ lòng biết ơn với đất mẹ Sông Cầu, tác giả Nguyễn Đình Thông đã cảm xúc khi “Thăm lại chiến khu xưa”:
Mùa xuân về đất nước lại nở hoa
Thăm chiến khu xưa tìm về nguồn cội
Trong cuộc hành hương về nguồn ấy, hồn thơ Quang Ngự nghe nao nao lòng dạ:
Con đường về Sông Cầu
Gió thơm lừng biển cả
Thuyền ai đang hối hả
Làng chài cồn cát trưa
Nhưng có lẽ tác giả Trần Khắc Lễ hồn thơ đầy ắp nghĩa tình khi nghĩ về Sông Cầu:
Nét đẹp như chưa bao giờ được viết
Chỉ in rất lâu và trong lòng mãnh liệt
Quê hương thanh bình, mọi người cùng nhau xây dựng cuộc sống tươi đẹp. Sông Cầu lên thị xã, rồi vịnh Xuân Đài được công nhận di tích cấp quốc gia. Niềm vui “kép” ấy, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà hơn một lần bộc bạch:
Ta cùng chung khúc hát khải hoàn
Chào Sông Cầu vào thiên niên kỷ mới.
Giờ đây những nét đẹp lung linh truyền thống của văn hóa Xuân Đài được tái hiện:
Xuân Đài khúc nhạc cứ trào dâng
Lưu luyến nghe câu hò bá trạo
Từ hiện thực cuộc sống tươi đẹp của vùng đất Sông Cầu hôm nay, thơ Nguyễn Trần Lạc đã đúc kết nên một triết lý:
Trong cuộc sống có một điều kỳ lạ
Người mỗi ngày thêm già
Nhưng quê hương lại trẻ ra!
Có vậy nên nhà thơ Nguyễn Kim Ngân từ cánh buồm hôm nay đã thấy hướng đi trong tương lai trong bài “Quê hương như giọt mật”:
Chiều nhìn theo ngọn sóng những con thuyền
Tôi chợt hiểu thế nào là hy vọng
Còn rất nhiều cảm xúc đẹp của các tác giả viết về Sông Cầu trong tập thơ Một thoáng Xuân Đài. Về kỹ thuật, tuy một số bài thơ lời lẽ còn thô mộc, ý thơ chưa chín muồi, đôi bài còn sa đà vào hò, vè hoặc diễn ca, văn vần... song vượt lên trên tất cả đó là cái tình, cái tâm của những tác giả yêu mến mảnh đất này, nhất là những người con Sông Cầu bày tỏ tấm lòng đối với miền đất Xuân Đài dịp 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển.
NGUYỄN TƯỜNG VĂN