Khai mạc ba triển lãm, tổng kết, trao giải hai cuộc thi và biểu diễn những điệu múa cổ Thăng Long - Hà Nội - đó là những hoạt động nổi bật diễn ra trong ngày thứ tư của Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Anh hùng Phạm Tuân đang xem khu trưng bày “Trận Điện Biên Phủ trên không” tại triển lãm.
20g tối qua (4/10), tại vườn hoa Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm), các điệu múa cổ Thăng Long - Hà Nội đã được biểu diễn trước đông đảo công chúng Thủ đô và du khách. Đây là cơ hội để múa cổ Hà Nội tìm lại được chỗ đứng trong những người yêu nghệ thuật.
Thăng Long - Hà Nội không chỉ mang trong mình một bề dày lịch sử mà còn ẩn chứa nhiều nét tinh hoa văn hóa đặc sắc. Một trong số đó phải kể đến những điệu múa cổ xưa. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, Hà Nội có gần 100 điệu múa cổ chia thành các thể loại múa dân gian, cung đình và múa tín ngưỡng, tôn giáo. Trong số các điệu múa cổ còn lại, độc đáo nhất phải kể đến màn múa Chạy cờ (xã Tân Triều, Thanh Trì), múa Bồng của làng Triều Khúc, múa Bài bông của làng Phú Nhiêu (xã Quang Trung, Phú Xuyên)… Múa Bài bông được truyền khẩu từ đời này sang đời khác, trở thành một phần không thể thiếu của nghệ thuật diễn xướng dân gian làng Phú Nhiêu. Ngoài các điệu múa trên, Hà Nội còn các điệu múa như múa Bát tiên, múa Bổ bộ...
Cùng thời điểm, tại Nhà hát Âu Cơ, giải báo chí toàn quốc về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã được trao cho 92 tác phẩm xuất sắc, được chọn từ 698 tác phẩm tham dự, thuộc các thể loại phát thanh, báo hình, báo điện tử và báo in.
Chiều qua, tại Văn Miếu -Quốc Tử Giám, triển lãm và liên hoan thư pháp Hà Nội cũng đã khai mạc. Không gian sân nhà Thái học được lấp đầy bằng 200 chiếc đèn lồng treo trang trí, 250 bức thư họa kích cỡ đa dạng trên chất liệu giấy, gốm, tre trúc. Đây cũng là dịp để trình diễn những giai thoại lịch sử liên quan đến chữ viết: Trần Quốc Toản viết sáu chữ “Phá cường địch báo Hoàng ân”, giai thoại lịch sử về Nguyễn Trãi - Lê Lợi với câu chuyện viết trên lá cây “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”. Lễ rước ông đồ, tiến sĩ trong trang phục thời xưa là điểm nhấn đặc biệt tại triển lãm này. Còn tại Bảo tàng Cách mạng Việt
Trước đó, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt
Triển lãm cũng phản ánh nghệ thuật đánh giặc tài tình, sáng tạo của cha ông ta, qua đó giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ, đồng thời giới thiệu với khách tham quan và bạn bè quốc tế hình ảnh một đất nước Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng gan góc, kiên cường đã đánh bại các thế lực ngoại bang hùng mạnh qua các thời đại.
Tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (quận Hoàn Kiếm), triển lãm “Anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa Việt Nam” cũng đã khai mạc.
Vào buổi sáng, lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Tìm hiểu “Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến và anh hùng” diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội. Cuộc thi do Ban Chỉ đạo các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP Hà Nội và Báo Hà Nội Mới phối hợp tổ chức. Đây là cuộc thi có quy mô toàn quốc được triển khai rộng khắp ở 64 tỉnh thành trên cả nước, thu về một số lượng bài thi kỷ lục: gần 3,3 triệu bài thi; trong đó có rất nhiều bài được đầu tư hàng trăm trang, thậm chí lên tới 1.000 trang. Cuộc thi thu hút mọi lứa tuổi tham gia, người dự thi cao tuổi nhất là cụ ông Vũ Duy Bình (100 tuổi), người Hà Nội; người thi ít tuổi nhất là cháu Ngô Hoàng Khánh Vân (7 tuổi), cũng sinh sống tại Hà Nội.
Trong hạng mục giải tập thể, giải đặc biệt được trao cho Ban tổ chức cuộc thi TP Hà Nội. Ngoài ra có 3 giải nhất, 5 giải nhì, 10 giải ba và 20 giải khuyến khích. Ở hạng mục giải cá nhân, giải đặc biệt được trao cho Đoàn cơ sở Trung đoàn BB38, Sư đoàn BB2, Quân khu V2. Bên cạnh đó Ban tổ chức trao 2 giải nhất, 10 giải nhì, 20 giải khuyến khích và 8 giải cho các bài thi ấn tượng nhất.
Y.LAN (tổng hợp)