Lâu nay, khán giả phim Việt thường nói “phim Việt chỉ có dở nhiều hoặc dở ít chứ hiếm khi hay”. Đó có phải là điều khiến đạo diễn Minh Cao chọn làm phim Anh em nhà bác sĩ phiên bản Việt?
Một cảnh trong phim “Anh em nhà bác sĩ- Ảnh: T.KIỀU |
* Hôm ra mắt phim “Anh em nhà bác sĩ”, anh có nói đại ý: Cực chẳng đã mới làm phim kiểu phiên bản Việt vì không có kịch bản “thuần Việt”. Theo anh, có phải kịch bản “thuần Việt” hiện nay rất hiếm cả về số lượng lẫn chất lượng?
- Làm phim “phiên bản” tôi cảm thấy vừa lo vừa tủi. Lo vì phim “ta” không thể so sánh với phim “người” được. Tất cả các phim phiên bản đều được làm lại từ phim đã rất thành công của nước khác, như vậy sự so sánh sẽ rất khập khễnh. Chưa kể chúng ta còn thua họ về mọi mặt: thiết bị, môi trường, điều kiện làm việc, kinh phí và cả con người nữa. Tủi là vì kịch bản “thuần Việt” hay hiện nay thiếu đến nỗi phải chấp nhận đi làm “hàng nhái”. Kịch bản “thuần Việt” vừa thiếu số lượng vừa kém chất lượng. Những người viết kịch bản được đào tạo bài bản, chính quy “hiếm như lá mùa thu” và cũng không phải ai cũng có thể viết kịch bản phim được.
Vì vậy, với tốc độ làm phim ào ào như bây giờ, một số nơi phải chấp nhận làm phiên bản. Nói đúng hơn là chúng ta chấp nhận làm cho phim gốc của nước ngoài… bớt hay đi!
* Được biết, nghệ sĩ ưu tú Bảo Quốc lần đầu tiên đóng phim truyền hình vì kịch bản Anh em nhà bác sĩ hấp dẫn. Anh có cùng nhận định với nghệ sĩ ưu tú Bảo Quốc?
- Cũng như hầu hết các diễn viên khác, nghệ sĩ ưu tú Bảo Quốc đã hết sức ấn tượng với phim Anh em nhà bác sĩ của Hàn Quốc, đặc biệt là nhân vật viện trưởng của phim. Khi chọn diễn viên cho vai này, tôi đã hết sức đắn đo, và khi nói chuyện với nghệ sĩ ưu tú Bảo Quốc, tôi đã nhìn thấy một “ông viện trưởng” đang đối diện mình. Chú đã nói chuyện với tôi theo cách của “ông viện trưởng”. Chú nói về “mình” - nhân vật viện trưởng - một cách say mê và cuối cùng tôi đã hoàn toàn bị thuyết phục. Chú Sáu Bảo Quốc là một cây đa, cây đề trong lĩnh vực sân khấu, nhưng đây là phim truyền hình dài tập đầu tiên mà chú tham gia, cả tôi và chú đều rất hạnh phúc về điều đó.
Đạo diễn Minh Cao - Ảnh: T.KIỀU |
* Nhưng dù kịch bản hấp dẫn đến đâu chăng nữa, thì “luật bất thành văn” là phim vẫn thuộc về đạo diễn. Anh đã làm những gì để Anh em nhà bác sĩ cũng được “Việt hóa” như hai tác giả kịch bản Trần Nhã Thụy, Tiến Đạt đã “Việt hóa” 80%?
- Cũng thật khó nói đạo diễn làm cách nào để “Việt hóa” phim của Hàn Quốc, vì xét về nghề nghiệp thì ở Mỹ, Pháp, Hàn Quốc hay ở Việt
* Ngoài nội dung, phim rất cần hình ảnh đẹp, trong khi phim về ngành Y có nhiều cảnh “máu me”, “bệnh tật”... anh đã xử lý như thế nào để “bệnh viện cũng đẹp như… công viên” khi lên phim? Có phải vì cần hình ảnh đẹp nên anh và ê-kip đã chọn bệnh viện FV - một trong những bệnh viện có cơ sở vật chất tốt nhất hiện nay tại TP Hồ Chí Minh - để thực hiện các cảnh quay?
- Phim dĩ nhiên là cần hình ảnh đẹp, tuy nhiên hình ảnh đẹp không chỉ có… hoa hồng. Những cảnh mổ xẻ, máu me cũng sẽ đẹp nếu chúng ta biết cách... làm đẹp, làm cho khán giả chú ý và hấp dẫn khán giả. Trong phim Anh em nhà bác sĩ, tôi không khai thác sâu nghề nghiệp của bác sĩ, tôi chỉ dùng những hình ảnh trong bệnh viện như là phương tiện để nhân vật thể hiện tình cảm và giải quyết những mâu thuẫn của họ. Với yêu cầu của một bối cảnh chính phù hợp và làm đẹp cho phim thì tôi nghĩ bệnh viện FV là lựa chọn tốt nhất.
THANH KIỀU (thực hiện)