Họa sĩ Trần Mai là người vẽ Bác Hồ nhiều nhất, cũng là người lập kỷ lục về tranh cổ động. Đó là một ông già giản dị, nhanh nhẹn và có nụ cười thật nhân hậu.
Họa sĩ Trần Mai trong phòng tranh.
1. Họa sĩ Trần Mai sống trong căn nhà nhỏ, ở một con ngõ nhỏ trên phố Cửa
Kính yêu Bác và đam mê vẽ hình ảnh vị lãnh tụ với hàng trăm bức tranh, tháng 9/2009, Trần Mai đã mở triển lãm mang tên 79 mùa xuân, giới thiệu đến người yêu hội họa 79 bức tranh về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, từ lúc ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi bắt gặp lý tưởng cách mạng, lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh của dân tộc ta thắng lợi… Để có thể vẽ được 79 bức tranh và tổ chức triển lãm, người họa sĩ già đã phải sưu tầm nhiều tài liệu, nghiên cứu sách báo để hiểu thêm tình cảm, những cử chỉ của Bác trong cuộc sống hàng ngày. Để hoàn thành 79 bức tranh, ông mất hai năm, nhưng ý tưởng và khâu chuẩn bị thì có từ trước đó vài năm. 79 mùa xuân là 79 thời điểm lịch sử khác nhau của cuộc đời Bác, của dân tộc Việt
Nhiều họa sĩ đã vẽ về Bác Hồ, song vẽ nhiều và vẽ thành công như họa sĩ Trần Mai thì chỉ có một. Hơn 40 năm ông cần mẫn, ấp ủ, khát khao thể hiện hình ảnh Bác. Đó là sự trăn trở, là tình yêu, lòng kính trọng, biết ơn vô hạn đối với vị cha già dân tộc. Họa sĩ Bằng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt
Tôi hỏi họa sĩ Trần Mai rằng, cái khó của việc vẽ Bác Hồ là gì? Ông bảo: “Vẽ về Bác, người họa sĩ phải cẩn trọng. Phải vẽ bằng tình cảm, sự rung động thực sự. Có như vậy mới vẽ được thần thái của Bác, ở mỗi thời kỳ khác nhau”.
2. Từ nhỏ, đi trên phố phường Hà Nội, tôi đã nhìn thấy nhiều bức tranh cổ động khổ lớn. Đến khi được chiêm ngưỡng tranh của họa sĩ Trần Mai, tôi mới biết những bức tranh cổ động mình “gặp” trên phố từ ngày nhỏ cho đến bây giờ là tranh của ông. Các họa sĩ, nhà văn từng truyền tai nhau về khả năng làm việc của họa sĩ Trần Mai trong kháng chiến chống Mỹ, trong đó có những câu chuyện thật cảm động. Có đêm máy bay Mỹ đánh phá ga Hà Nội, nhưng ông không xuống hầm trú ẩn mà ở lại căn nhà nhỏ bé để vẽ cho kịp sáng hôm sau bày tranh ở hồ Hoàn Kiếm, báo tin số lượng máy bay Mỹ bị bắn rơi từng ngày.
Về những bức tranh cổ động chào mừng đại hội Đảng toàn quốc, họa sĩ Trần Mai đã nghiên cứu sách báo và tìm hiểu để nắm vững những thành tựu về mọi mặt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, để chọn và tìm ra những nét khái quát nhất góp phần tạo dựng hình tượng chính và bố cục cùng màu sắc. Tranh của ông có nét mềm mại dễ xem, dễ nhớ.
Vẽ tranh cổ động cho có hồn là điều khó, vẽ cho có chiều sâu nghệ thuật mà vẫn chuyển tải được nội dung đến công chúng còn khó hơn. Họa sĩ Trần Mai nói: “Nghệ thuật đồ họa trong tranh bao giờ cũng được thể hiện theo phương thức chuyển hóa những ý tưởng chỉ đạo của Đảng bằng ngôn ngữ nghệ thuật nhằm giúp cho nhân dân dễ dàng nhận thức được”. Họa sĩ Trần Mai đã vượt qua nhiều tác giả khác, tranh của ông được để cổ động cho 7 kỳ đại hội Đảng, từ khóa IV đến khóa X. Một kỷ lục đáng tự hào của đời ông.
3. Trần Mai quê gốc Thái Bình, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Mặc dù không được đào tạo chính quy về mỹ thuật nhưng với niềm đam mê nghệ thuật từ nhỏ, ông đã chọn cho mình một lối đi: vẽ tranh cổ động. Ông vẽ, vì niềm say mê chứ không phải vì tiền bạc. Dù đã ở tuổi 80, cuộc sống còn vất vả, nhưng ông vẫn dành tâm huyết để vẽ tranh cổ động.
Họa sĩ Trần Mai đã khiến nhiều người rưng rưng khi xem tranh về Bác Hồ. Bản thân ông, nhiều lần vẽ Bác mà không cầm được nước mắt. Bức tranh Bác Hồ đọc báo đoạt giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2009. Trước đó, ông cũng đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Với ông, đó là sự khích lệ. Tình cảm của ông với Bác Hồ mới là quan trọng. Ông tâm sự: “Cả đời tôi nghiên cứu, sưu tầm tư liệu về Bác. Hàng trăm tranh ảnh khác có trong tay, tôi mới làm được 79 bức ấy chứ”.
NGUYỄN VĂN HỌC