Hơn 3 năm chuẩn bị cho phần phục trang, đạo cụ, tìm bối cảnh và hơn 3 tháng trời làm việc ngày đêm ròng rã trên trường quay từ TP Hồ Chí Minh cho đến Tây Nguyên, miền Trung, cuối cùng bộ phim Tây Sơn hào kiệt (kịch bản Cao Đức Trường - Phạm Thùy Nhân, đạo diễn Nghệ sĩ ưu tú Lý Huỳnh, Phượng Hoàng và Lý Hùng, do Hãng phim Lý Huỳnh phối hợp với Hội Điện ảnh TP Hồ Chí Minh và Công ty Hải Đăng sản xuất) đã hoàn thành và ra mắt công chúng.
Diễn viên Lý Hùng vai Quang Trung - Nguyễn Huệ Ảnh: Lữ Đắc Long
Tây Sơn hào kiệt mở đầu bằng công cuộc Bắc chinh phò Lê diệt Trịnh, khởi đầu cho một cuộc tình đẹp giữa người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ với nàng công chúa của nhà Lê và điểm nhấn là cuộc tiến quân đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng Thăng Long.
Đan lồng trong những cảnh chiến trận khốc liệt, oai hùng của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung là những hình ảnh đẹp, lãng mạn của mối tình giữa vua Quang Trung và công chúa Ngọc Hân. Có thể nói rằng Tây Sơn hào kiệt là bộ phim lịch sử cổ trang có quy mô lớn và hoành tráng nhất trong lịch sử phim võ thuật-cổ trang của Việt
Trong bộ phim lịch sử cổ trang này, những ngôi sao Việt một thời vang bóng đã trở lại, diễn xuất thuyết phục hơn. Lý Hùng vào vai Quang Trung-Nguyễn Huệ vẫn giữ phong thái tiết tháo trượng phu, thể hiện tốt cái uy vũ, chính nghĩa ở vị hoàng đế - anh hùng dân tộc nước
Xem Tây Sơn hào kiệt, khán giả đã gặp lại không khí chậm rãi, mạch lạc của phim Việt ở những năm cuối 1980 đầu 1990. Song với phim ảnh Việt hôm nay, cách làm phim ấy khá đơn giản và chậm. Với lợi thế chuyên làm phim cải lương tuồng cổ, lịch sử và đậm chất tự sự, đạo diễn Phượng Hoàng kể câu chuyện tình của Nguyễn Huệ - Ngọc Hân trong Tây Sơn hào kiệt mượt mà, trữ tình. Anh cũng đem lại nét cổ trang, màu sắc sử vào phim khá tốt. Nhưng Tây Sơn hào kiệt thiếu những cảnh quay độc đáo hay tình tiết bất ngờ. Suốt bộ phim không có khuôn hình nào tạo được ấn tượng đặc biệt. Những cảnh đánh nhau và đại cảnh hoành tráng trong Tây Sơn hào kiệt chủ yếu dựa vào người thật, việc thật.
Đại cảnh có đông lực lượng diễn viên quần chúng nhất là cảnh Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tại núi Bân, chiêu tập nghĩa quân, xuất quân Bắc tiến đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh được dàn dựng đơn giản, thiếu sự hoành tráng cần có ở phân cảnh làm nên tính cách sử thi của bộ phim.
Những hạn chế này là dễ hiểu bởi cũng như nhiều bộ phim lịch sử cổ trang khác, Tây Sơn hào kiệt được thực hiện bằng những bối cảnh tự nhiên và quay nhờ, không có được phim trường chuyên nghiệp để tập trung dàn dựng nên những cảnh quay như mong muốn. Chẳng hạn, bối cảnh thành Thăng Long được quay tại… Khu Du lịch Đại Nam, Bình Dương, vì thế không thể dựng cảnh hoàng đế Quang Trung áo bào nhuốm thuốc súng cưỡi voi tiến thẳng vào thành Thăng Long được.
Dù vẫn chưa thật sự hoàn hảo, nhưng những gì thể hiện trên phim Tây Sơn hào kiệt đã cho thấy điện ảnh Việt
Bộ phim lịch sử cổ trang hoành tráng này đang được chiếu tại rạp Hưng Đạo, TP Tuy Hòa.
12 tỉ đồng là số tiền đầu tư cho bộ phim võ thuật, lịch sử hoành tráng này. Đoàn làm phim đã lặn lội nhiều tháng trời qua nhiều miền đất để tìm kiếm những bối cảnh đẹp tự nhiên. Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền tỉnh Bình Định, Tây Sơn hào kiệt cuối cùng cũng thành công trong việc tái hiện bối cảnh đầy hào hùng và bi thương dưới thời Quang Trung. 20.000 diễn viên quần chúng đã được huy động để phụ giúp thực hiện Tây Sơn hào kiệt. Lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh nước nhà, phim có những cảnh quay hoành tráng, ấn tượng. Đáng chú ý, trong Tây Sơn hào kiệt sẽ xuất hiện 100 voi và hơn 100 ngựa. 4.000 bộ trang phục cũng là con số kỷ lục, chỉ thấy có ở Tây Sơn hào kiệt. 2.000 bộ trong số đó dành cho quân Tây Sơn và 2.000 còn lại dành cho quân Mãn Thanh. Chi tiết này hoàn toàn dựa theo nguyên mẫu ở Bảo tàng Quang Trung, Bình Định. Ngoài ra, 200 võ sư Vovinam cũng đã tham gia diễn xuất trong Tây Sơn hào Kiệt, góp phần không nhỏ tạo nên không khí hào hùng của một thời kỳ đầy biến động trong lịch sử nước nhà.
YÊN LAN (tổng hợp)