Bộ phim tài liệu Khi chiến tranh đã đi qua (Regret to inform) của đạo diễn Barbara Sonneborn đã ghi nhận nỗi đau thời hậu chiến của những người vợ mất chồng, người mẹ mất con ở cả hai đất nước Việt Nam và Mỹ trong cuộc chiến tranh đã lùi xa cách đây 35 năm dự kiến được phát sóng vào hôm nay (14g ngày 17/4) trên sóng VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
Đạo diễn Barbaca Sonneborn
Phim kể về những câu chuyện trong thời kỳ chiến tranh đã lùi xa 35 năm, những người phụ nữ ở hai phía Việt Nam và Mỹ, khi chồng không còn một mình phải gánh vác gia đình nuôi dạy con cái và nỗi đau của người mẹ mất con… đã được tái hiện suốt 72 phút trong phim Khi chiến tranh đã đi qua. Bộ phim cho người xem thấy rõ nhất một điều: Chiến tranh thật vô nghĩa, nó chỉ mang lại chết chóc, đau thương và nó kéo dài rất lâu sau khi tiếng súng đã ngưng. Đạo diễn Barbara Sonneborn tâm sự: “Tôi chỉ muốn làm một viên gạch kết nối những người phụ nữ mất mát để xóa đi thù hận”. Năm 1999, phim được gửi đi tham dự giải Oscar, lọt vào top 5 phim hay nhất và đoạt giải thưởng Phim mới nhất, trung thực nhất thời hậu chiến. Ngày 24/1/2000, bộ phim Khi chiến tranh đã đi qua được công chiếu trên toàn nước Mỹ và gây tiếng vang lớn. Đặc biệt, phim còn giành “cú đúp” giải thưởng lớn của điện ảnh Mỹ: Phim tài liệu hay nhất về chiến tranh Việt
Nữ nhà văn Mỹ Barbara Sonneborn có chồng tử trận tại miền Nam Việt
Trong phim có một người phụ nữ Mỹ da đen, vợ của một trung úy trong đơn vị rải chất diệt cỏ năm 1967. Năm 1970 ông về nước, ốm yếu rồi qua đời năm 1978. Về sau người ta kết luận viên trung úy bị nhiễm chất độc màu da cam. Người phụ nữ này nhắc lại những dằn vặt của chồng khi chất diệt cỏ gây chết chóc cho người dân Việt
Đạo diễn Barbara đã nói: “Bên này hay bên kia chiến tuyến đều có nỗi đau. Mọi chuyện đều có thể đàm phán hòa bình. Ở đây tôi chỉ muốn nói đến chiến tranh và nỗi đau của những người phụ nữ”. Và điều đó đã được phản ánh sâu sắc của bộ phim với bức thông điệp mang tính nhân văn sâu sắc: “Không chiến tranh để người phụ nữ không chịu cảnh đau khổ góa bụa, mất chồng, mất con. Đó cũng là lý do cho sự ra đời của những thước phim tài liệu Khi chiến tranh đã đi qua.
TRẦN THU (tổng hợp)