Nhằm tháo ngòi nổ cho mối quan hệ Nga-Mỹ đang gia tăng căng thẳng, ngày 21/11 Washington đã gửi hai văn bản chính thức đề nghị Nga hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ chống tên lửa và thuyết phục Moscow không rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng vũ trang Thông thường ở châu Âu (CFE).
Một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên cho biết văn bản về vấn đề phòng thủ chống tên lửa bao gồm cả những đề xuất mà Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã nêu ra tại các cuộc đàm phán ở
Các quan chức Nga đã phản ứng tích cực trước đề xuất hoãn triển khai tên lửa đánh chặn. Tuy nhiên, các nhà đàm phán Nga yêu cầu phải gắn đề xuất này với một hiệp ước mang tính ràng buộc trong đó nêu rõ những điều khoản cụ thể về việc triển khai tên lửa đánh chặn. Phía Mỹ có khả năng không chấp thuận yêu sách này.
Kế hoạch của Mỹ triển khai một bộ phận của Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của nước này tại châu Âu đã đẩy quan hệ Mỹ-Nga rơi xuống mức xấu nhất kể từ thời kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay. Kế hoạch này bao gồm việc thiết lập một trạm radar tại CH Czech để theo dõi tên lửa đạn đạo của đối phương và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn và triển khai 10 tên lửa đánh chặn tại Ba Lan. Mỹ tuyên bố mục đích của hệ thống này là nhằm đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran có thể nhằm vào châu Âu hoặc Mỹ. Tuy nhiên, Nga cho rằng hệ thống phòng thủ chống tên lửa này cũng có thể được sử dụng để chống những tên lửa của Nga, và đe dọa khả năng răn đe hạt nhân của nước này.
Quyết định của Nga rút khỏi CFE cũng là một vấn đề gây bất đồng gay gắt giữa hai nước. Hiệp ước CFE ký năm 1990 hạn chế việc triển khai xe tăng, máy bay và vũ khí thông thường hạng nặng trên toàn châu Âu. Năm 1999, các nhà đàm phán đã nhất trí sửa đổi hiệp ước này, song Mỹ và các thành viên NATO khác chưa chịu phê chuẩn bản hiệp ước sửa đổi. Mỹ đặt điều kiện cho việc phê chuẩn hiệp ước sửa đổi là trước hết
Trong khi đó, Điện Kremlin khẳng định không thể gắn hai vấn đề này với nhau và cho rằng hiệp ước CFE cũ không còn giá trị vì một số quốc gia thuộc khối Warsav trước đây đã gia nhập NATO. Ngoài ra, Tổng thống Nga Putin còn tuyên bố Nga quyết định rút khỏi CFE cũng là nhằm trả đũa kế hoạch của Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở Trung Âu.
Tuy nhiên, hiện nội dung đề xuất của Mỹ về vấn đề kiểm soát vũ khí vẫn chưa được tiết lộ. Dự kiến Ngoại trưởng Mỹ Rice và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ thảo luận về nội dung các đề xuất trên vào ngày 26/11 tới trước khi tham gia hội nghị hòa bình Trung Đông diễn ra tại Annapolis, Mryland, Mỹ.
Theo TTXVN, VNN