Thứ Tư, 02/10/2024 19:25 CH
Nepal tiến gần tới quyết định hủy bỏ chế độ quân chủ
Thứ Năm, 27/09/2007 14:50 CH

Đảng phái có thế lực nhất tại Nepal hôm qua (27/9) tuyên bố ủng hộ việc công bố Nepal là một nước cộng hòa, giúp chính phủ tiến gần hơn đến quyết định phế bỏ nền quân chủ vốn nắm quyền ở quốc gia Himalaya này từ nhiều thế kỷ.

070927-vua-nepal.jpg
Vua Gyanendra
Các lãnh đạo của Quốc đại Nepal, đảng lớn nhất của nước này, đã thông qua một nghị quyết kêu gọi thiết lập một hội đồng lập pháp đặc biệt, dự kiến sẽ được bầu vào tháng 11 tới, và yêu cầu vị vua Hindu cuối cùng từ bỏ ngai vàng. Đây là đòi hỏi chủ chốt của lực lượng nổi dậy trước kia, quyền Chủ tịch đảng Quốc đại Nepal Sushil Koirala cho hay.

"Hôm nay, chúng tôi đã có một quyết định lịch sử", ông Koirala nói. "Nó đặt dấu chấm hết cho lịch sử 250 năm và mở ra một thời kỳ lịch sử mới".

Quyết định trên được đưa ra một tuần sau khi lực lượng nổi dậy trước đây rút khỏi liên minh cầm quyền nhằm đòi hỏi phải bãi bỏ nền quân chủ ngay lập tức. Động thái trên của đảng Quốc đại Nepal làm dấy lên lo ngại, quốc gia Himalaya này sẽ lại rơi vào bất ổn.

Các lãnh đạo của đảng Quốc đại bày tỏ hy vọng quyết định trên có thể mở đường cho họ quay lại con đường chính trị chính thống vào đúng thời điểm cuộc bầu cử tháng 11. Lực lượng nổi dậy trước đây tỏ dấu hiệu sẵn sàng hòa giải.

Theo ông Koirala, nghị quyết trên được đưa ra vì đảng này đã dự đoán là sau cuộc bầu cử Quốc hội, dự kiến vào 22/11, hiến pháp mới sẽ được soạn thảo và tương lai hệ thống chính trị Nepal sẽ được quyết định.

Nghị quyết vừa công bố không thể bãi bỏ nền quân chủ như lực lượng nổi dậy đòi hỏi. Tuy nhiên, nó là động thái mới nhất trong một loạt các bước mà chính phủ lâm thời làm để cắt giảm quyền lực của Vua Gyanendra.

Vua Gyanendra không được ưa chuộng từ khi lên nắm ngai vàng năm 2001 sau vụ thảm sát trong hoàng cung làm anh trai ông, Vua Birendra và 9 người khác trong hoàng gia thiệt mạng. Vị vua mới này nắm quyền lực tuyệt đối vào năm 2005 cùng tuyên bố, sẽ đem lại trật tự cho chính trường, trấn áp phong trào nổi dậy - nguyên nhân làm 13.000 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, tình hình chính trị và kinh tế tại Nepal ngày càng tồi tệ hơn, tình trạng bất bình lan rộng dẫn tới những cuộc biểu tình kéo dài cả tháng trên khắp nước. Vua Gyanendra nhận được tối hậu thư phải chấm dứt sự độc tài. Hiện nay, người đứng đầu hoàng gia này không có thực quyền.

Theo VNN

 

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek