Tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Phú Yên lần thứ II, nhiều người chú ý tới một phụ nữ mảnh mai trắng trẻo được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Chị là Lê Thị Hường - nữ cấp dưỡng ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh
TUỔI THƠ KHÔNG CÓ GIA ĐÌNH
Chị Hường và chồng trong tổ ấm của mình - Ảnh: THẠCH BI SƠN
Cái tên Lê Thị Hường của chị là do… Cô nhi viện Phật giáo đặt cho. Khi lớn lên, nghe các cô các chú kể lại, chị mới biết mình là đứa trẻ bị bỏ rơi. Được các cô, chú đưa về nuôi khi còn đỏ hỏn, chị lớn lên cùng với hơn 180 đứa trẻ khác. Chị kể “ Không chỉ mình chị mà nhiều người bạn khác cũng có ý thức tự lập từ rất sớm, không biết vòi vĩnh nhõng nhẽo là gì. Thiệt thòi của trẻ mồ côi nhiều lắm, làm sao kể hết. 44 năm sống giữa cuộc đời, chị chưa một lần được gọi cha gọi mẹ, chưa một lần được vòng tay yêu thương của người thân ôm vào lòng. Chị nói mà mắt ráo hoảnh, có lẽ bao buồn tủi đã lặn vào trong. Buồn nhất là cứ sau một thời gian, bạn bè của chị lại ít đi. Có nhiều người sau giải phóng được bố mẹ hoặc người thân đón về nhà, còn chị chờ mãi mà không có ai ! Thời gian trôi đi , từ 180 người cuối cùng chỉ còn lại 3 người, chị là một trong số đó, không còn hy vọng gặp được người thân. Chị bước sang tuổi trưởng thanøh và cũng là lúc Cô nhi viện Phật giáo giải tán.
PHỤC VỤ LÀ CHÍNH
Năm 1977, lúc chị 17 tuổi, Trại Thương binh được thành lập trên nền đất cũ của Cô nhi viện (hiện nay là Sở LĐTBXH). Thương cảm chị, nhiều người động viên nên ở lại chăm sóc thương binh. Chị nghĩ đó cũng là điều kiện tốt để sống và làm việc. Chị làm hộ lý một thời gian dài, vì còn nhỏ tuổi nên vừa làm vừa học, được các cô các chú chỉ bảo tận tình. Công việc
“Trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, chồng là thương binh hạng nặng nhưng chị đã sắp xếp công việc một cách hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công việc phục vụ đòi hỏi cao đức tính trung thực, kiên trì chịu khó và tinh thần trách nhiệm. Chị Hường đã làm rất tốt, chúng tôi tin tưởng, đồng nghiệp quý mến. Chị là một điển hình tốt cho nhiều người học tập”. (Ông Bùi Thanh Chi, Phó giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Phú Yên) |
cực kỳ vất vả. Những lúc trái gió trở trời, các chú thương binh trở nên khó tính vì những cơn đau hành hạ. Nhỏ tuổi nhưng chị thấu hiểu sự mất mát và những đau đớn về thể xác của người thương binh. Họ đã đi qua chiến tranh, một phần thân thể đã gửi lại chiến trường. Chị luôn tự nhủ rằng mình phải chăm sóc họ chu đáo hơn. Cũng vì lẽ đó cùng với sự đồng cảm, chị đến với anh – một thương binh hạng nặng của Trại. Làm vợ của một người không thể tự phục vụ các sinh hoạt cá nhân rồi làm mẹ của hai đứa con, khó khăn chồng chất. Chị không muốn nói nhiều về những vất vả mà mình đã trải qua, nhất là trong thời gian con chị còn nhỏ nhưng nhiều người kể lại lúc đó ít khi chị thức dậy sau 4 giờ sáng. Một ngày của chị bắt đầu bằng việc vệ sinh cho chồng rồi giặt giũ, cơm nước, sau đó chở đứa lớn đến trường, đứa nhỏ đi nhà trẻ. “Đảm việc nhà, giỏi việc nước”, chị được bạn bè, đồng nghiệp nể phục. Ngôi nhà nhỏ nằm ở phía sau Sở LĐTBXH ngày ngày rộn vui tiếng cười nói. Hai đứa con - một trai một gái - học giỏi là niềm hạnh phúc của chị.
Trại Thương binh giải tán và năm 1991 chị được chuyển về Trung tâm Bảo trợ xã hội cho đến nay. Bộ phận cấp dưỡng chỉ có 2 người nhưng phải phục vụ cho 3 đối tượng chính với 3 chế độ ăn uống, khẩu phần khác nhau. Hiện nay Trung tâm Bảo trợ xã hội đang nuôi dưỡng 11 đối tượng chính sách, 38 đối tượng xã hội và 6 trẻ mồ côi. Với đối tượng chính sách, chế độ ăn 5.500 đồng /người/ngày, còn đối tượng xã hội là 3.700 đồng/người/ngày. Cân đo như thế nào cho đủ? Chị cười: “Mình làm việc này đã lâu nên quen rồi. Sáng mình đi chợ thật sớm để mua hàng sỉ, giá cả có đỡ hơn. Chế độ ăn còn eo hẹp nhưng ngày nào cũng thay đổi món cho phù hợp với từng đối tượng.”Bà Lê Thị Kiên 77 tuổi có chồng và con và liệt sĩ. Sống ở Trung tâm 12 năm, bà nhận xét: “Chị Hường tốt lắm, luôn tận tình chịu khó, làm việc tươm tất sạch sẽ và lúc nào cũng vui vẻ, dịu dàng từ lời ăn tiếng nói cho đến cử chỉ. Chúng tôi ai cũng quý mến chị ấy”.
Tìm hiểu thêm, tôi được biết , trước chị Hường có nhiều người đã làm việc này nhưng rồi họ cũng không gắn bó quá 2 năm. Một phần vì quá vất vả, một phần vì đồng lương phục vụ ở đây không đủ để trang trải cuộc sống. Chị Hường đã 28 năm phục vụ nhưng mức lương hiện nay chỉ là 2,89. Đồng lương eo hẹp như vậy nhưng chị vẫn gắn bó với công việc này với tinh thần phục vụ chăm chỉ, cần mẫn. 5 năm liên tục chị đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua. Năm 2005, chị vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
HÀ THU