Nhiệm vụ chính của những người lính đảo Trường Sa là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Nhưng cùng với đó, hoạt động thể dục thể thao nhằm nâng cao thể lực, sự bền bỉ dẻo dai cũng được cán bộ chiến sĩ nơi đây đặc biệt quan tâm.
Các chiến sĩ ở đảo Trường Sa chơi bóng đá - Ảnh: A.BANG |
Khác với đất liền, diện tích các đảo và điểm đảo ở Trường Sa thường hẹp và nằm trên nền san hô không bằng phẳng, to rộng. Nhưng niềm yêu thích thể thao không thể ngăn cản những cuộc “so giày”, luyện bắp (tập tạ)… của cán bộ chiến sĩ nơi đây.
Dù bận rộn công tác, học tập, bảo vệ đảo song chiều đến, tất cả họ đều sắp xếp thời gian bước ra sân tập tạ để nâng cao thể lực hoặc đá bóng, đánh bóng chuyền giải trí. Các chiến sĩ đều thừa nhận, thiếu thể thao mỗi buổi chiều như thiếu đi một “bữa ăn”. Binh nhất Ngô Sĩ
Theo binh nhất Nam, anh em trên đảo còn “tuyển chọn” được một đội hình thiện chiến để “đối đầu” giao lưu với các câu lạc bộ (đội bóng liên kết của những đoàn công tác, thăm đảo) đến từ đất liền. Nam nói thêm, nhiều lúc anh em ở đây hào hứng cũng “đá độ”, nhưng cũng chỉ để uống nước hoặc đi lấy nước cho hai đội cùng uống giải lao sau trận đấu. “Thế nhưng hào hứng, sôi nổi lắm!”,
Hôm đó, chúng tôi (đoàn công tác gồm phóng viên các báo trung ương và địa phương) liên kết thành đội bóng đá cũng đã có cuộc “đụng độ” khá hấp dẫn trên sân bóng bảy người với các “tuyển thủ” Trường Sa. Trên sân bê tông, vốn là đường băng được các chiến sĩ trưng dụng làm sân đá bóng, các cầu thủ Trường Sa có những cú tắt bóng, sọt bóng và đặc biệt là những cú biểu diễn đầy kỹ thuật. Kết quả, đội nhà báo ngậm ngùi rời trận đấu với kết quả 1-4.
Thượng tá Phạm Văn Chung, Chính trị viên đảo Trường Sa Lớn cho biết: “Các chiến sĩ ở đây hăng hái với môn đá bóng lắm. Năm vừa rồi, chúng tôi được sự hỗ trợ từ đất liền về lưới và cầu môn nên đã làm được hai sân bóng cho các chiến sĩ chơi mỗi buổi chiều. Anh em cán bộ, chiến sĩ ai cũng hứng thú với môn thể thao này”. Theo thượng úy Chung, khó khăn nhất với anh em ở đây là sân bê tông nhám nên bóng rất nhanh hư. Chỉ đá trong một thời gian ngắn là bóng bị mòn vỏ, mỏng tênh, dễ bị nổ sau một cú “ba-rơ” banh.
Không chỉ có bóng đá, các chiến sĩ trên đảo Trường Sa Lớn cũng rất giỏi ở môn bóng chuyền. Hiện tại, đảo này có hàng chục sân bóng chuyền song chiều đến hầu hết đều kín. Tôi quan sát, các tay đập ở đây cũng thuộc diện “thượng hạng”. Những cú đánh chéo biên, chồng biên, đánh ba mét, đánh nhanh… được các “tuyển thủ” Trường Sa thực hiện trông rất ngon lành. Tuy nhiên, theo các cầu thủ, khó khăn nhất ở đây đối với anh em là thời tiết. Hôm trời không có gió nhiều, những pha phối hợp tấn công rất hiệu quả, nhưng mỗi khi có gió thì chuyền bóng đằng tây, bóng lại tạt về đằng đông nên các tay đập nhảy lên công mà bóng dính lưới như cá mắc lưới…
Một môn thể thao khác cũng không kém phần hấp dẫn với các chiến sĩ Trường Sa đó là tập tạ và môn xà đơn. Ở đây không có nhiều đôi tạ đạt chuẩn, không có “thầy” dạy tập tạ đúng kỹ thuật… nhưng hầu như các chiến sĩ tập tạ đều có các khối cơ nở đẹp khiến không ít người “phát ghiền”. Những đôi tạ 30-40kg được các chiến sĩ nâng nhẹ tênh. Theo trung úy Đinh Công Bằng, tạ ở đây hầu hết được anh em tự đúc chơi theo sở thích. Các chiến sĩ cũng mong có những đôi tạ “xịn” như ở đất liền lắm. “Nhưng đời lính mà, tự cấp tự túc vậy mà vui!”, trung úy Bằng phân trần.
Tôi rời Trường Sa, song những câu chuyện nơi đây khiến tôi suy nghĩ nhiều. Dù không có điều kiện thuận lợi như ở đất liền, song cán bộ, chiến sĩ vẫn vui, khỏe từ những điều kiện rất… lính đảo.
AN NGUYÊN