Với những động thái hết sức khẩn trương sau khi ông Calisto tuyên bố ra đi, tưởng chừng VFF đang thật sự chủ động trong việc tìm người kế vị ông Calisto. Tuy nhiên, đến ngày 8/3, sau cuộc họp giữa VFF và Hội đồng HLV quốc gia, có vẻ như tổ chức này đang có một “trận đấu” vô cùng khó nhọc.
Sự ra đi của ông Calisto để lại khoảng trống mênh mông trên ghế HLV trưởng tuyển bóng đá Việt
Trong khoảng 2 nhiệm kỳ trở lại đây, VFF tỏ ra rất khéo léo mỗi khi chuẩn bị đưa ra một quyết định nào. Bằng một số kênh, họ “bắn” thông tin ra báo chí để thăm dò dư luận. Lần này cũng thế, rất nhanh chóng VFF tuyên bố sẽ ưu tiên cho HLV ngoại để bảo đảm thành tích của đội tuyển. Tin này ngay lập tức chìm lỉm trong làn sóng ý kiến nên dành cho cho các HLV nội địa một cơ hội. Thế nên đang ở thế tấn công, ngay lập tức, VFF phải chuyển sang thế trận phòng thủ. Khổ nỗi, chưa biết họ có phản công không, hay lại cầm cự… thủ hòa?
Đúng là VFF đang gặp khó. Dùng HLV nội là một cuộc phiêu lưu hết sức rủi ro đối với tổ chức này. Thứ nhất, Việt
Thứ hai, chọn HLV nội thì sẽ phần nào đó hợp ý dư luận, nhưng khi ấy, coi như VFF tự ép cho mình xuống thế “kèo dưới”. Lỡ có thất bại, chắc chắn HLV nội sẽ không bị chỉ trích. Mọi việc đều dồn vào VFF. Ngay khi dùng các HLV ngoại, mỗi khi thất bại, dù chỉ có một phần trách nhiệm, nhưng VFF cũng đã mệt mỏi trước áp lực dư luận huống chi là nếu chọn HLV nội, họ gần như “lãnh đủ”.
Nếu chúng ta thử đặt mình vào thế của VFF thì quả thật, dù sao HLV ngoại vẫn là một sự lựa chọn có mức độ an toàn cao hơn.
Nhưng VFF không thể đặt dư luận sang một bên được. Đây là một tổ chức xã hội, nhất thiết làm gì cũng phải đạt được sự đồng thuận cao. Hơn nữa, không ít những chiếc ghế ngồi tại trụ sở ở Mỹ Đình có được nhờ những sự khéo léo khi ứng xử với dư luận. 2/3 vị trí trong Thường vụ VFF hiện nay được cho là nhờ ở chức vô địch AFF Cup của ông Calisto và các học trò đem lại năm 2008. Trong dàn lãnh đạo VFF, có lẽ chỉ mình ông Phó Chủ tịch tài chính Lê Hùng Dũng là “sướng” nhất, bởi nhiệm vụ chính của ông là đem lại tiền, một lĩnh vực mà ông làm rất tốt.
Bóng đá Việt
Rồi việc ông phó chuyên môn Phạm Ngọc Viễn im hơi lặng tiếng từ khi nhậm chức đến nay cũng thế. Nghĩa là chính VFF đẩy mình vào một trận đấu mà họ chẳng biết phải đá chiến thuật nào. Giá như trước nay, họ trao quyền cho Hội đồng HLV nhiều hơn, để ông phó chuyên môn có quyền hành lớn hơn thì đâu đến nỗi bối rối như lúc này. Kiểu như ông phó chủ tịch tài chính lo chuyện tiền bạc vậy. Ông mà kiếm tiền nhiều thì dư luận khen, kiếm ít thì bị đánh giá, dù gì cũng có người gánh vác trách nhiệm. Đằng này, tự VFF gánh lên vai mình một thứ áp lực mà chính họ cũng là “nạn nhân”. Phải chăng đó là hệ quả của một “trận đấu” mà bấy lâu nay VFF cứ quen vừa đá bóng, vừa thổi còi?
Theo SGGP