Nếu như các kỳ World Cup trước, nói đến châu Phi người ta thường nói đến bóng đá của sức mạnh, hoang dã. Nói đến châu Âu thì không thể bỏ lối chơi giàu tính chiến thuật mang đến chiến thắng. Nói đến châu Mỹ thì ở đó có những “nghệ sĩ”, còn người châu Á thì mang danh “phận lót đường” từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, những suy nghĩ quen thuộc ấy, đang ngày một thay đổi, ít ra là tại
Nhiều người cho rằng Hà Lan đã đánh mất bản sắc tại Nam Phi.
Hãy nói về những gì mà người châu Á làm được tại World Cup 2010. Đó không gì khác ngoài sự tuyệt vời. Thể lực ư? Không thành vấn đề!. Hãy xem những cầu thủ Nhật “chạy đua” với những người vốn được đánh giá về thể lực bậc nhất Nam Mỹ Paraguay trong suốt 120 phút, hay những gì mà các cầu thủ Hàn Quốc “tra tấn” người Uruguya trước khi ngẩng cao đầu nói lời từ biệt ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Những hình ảnh đầy tính biểu cảm ấy chính là cơ sở để người hâm mộ bóng đá của châu lục đông dân nhất thế giới quên đi cái mặc cảm đã in sâu trong tâm trí họ hàng chục năm nay. Nếu hỏi ai là những người đá phạt hàng rào hay nhất tại Nam Phi (tính đến loạt trận tứ kết) câu trả lời là người Á (đóng góp 3 trong 4 cú đá phạt thành bàn hiếm hoi tại World Cup 2010). Rõ ràng khoảng cách trình độ bóng đá giữa châu Á và các cường quốc bóng đá trên thế giới đã thu hẹp một cách đáng kể tại ngày hội bóng đá lần này.
Nếu hỏi châu lục nào gây thất vọng nhất tại World Cup 2010, thì dễ dàng nhận được câu trả lời: Đó là châu Phi. Lần đầu tiên vinh dự được đăng cai giải bóng đá lớn nhất thế giới, thế nhưng ngoại trừ Ghana, tất cả những đại diện còn lại đều chẳng để lại dấu ấn trong lòng người hâm mộ. Nam Phi còn non kinh nghiệm, Cameroon chỉ là “chú sư tử bệnh” chứ chẳng đúng với biệt danh những “chú sư tử bất khuất”, mà những thế hệ đàn anh đi trước đã nỗ lực gây dựng cho bóng đá của đất nước Trung Phi này. Trong khi đó, Bờ Biển Ngà dù được kỳ vọng cao nhất cũng thể hiện một bộ mặt thiếu sức sống tại Nam Phi. Thế thì đâu là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại hàng loạt của các đội bóng châu Phi? Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, bóng đá của “lục địa đen” bây giờ không còn giữ được bản sắc như thời Roger Milla (Cameroon), Jay Jay Okocha, Kanu (Nigieria)… Thay vào đó, họ chơi bóng theo khuynh hướng chung của bóng đá châu Âu, mang nặng yếu tố chiến thuật. Trong khi “bập bẹ” làm quen với cách đá mang nặng tính “đầu óc” ấy, những đại diện của bóng đá châu Phi đã bị cuốn phăng khỏi vòng bảng một cách đáng tiếc.
Nói một chút về Hà Lan, đội bóng ít nhiều gây ra những phản cảm trong lòng người hâm mộ. Có vẻ như để đi đến vinh quang lần đầu tiên tại đấu trường World Cup, HLV Marwijk đã quyết tâm hy sinh hình ảnh, truyền thống và tình cảm mà người hâm mộ dành cho đội bóng xứ sở hoa Tulip. Trước sức ảnh hưởng quá lớn của lối chơi phòng ngự - phản công của bóng đá hiện đại, người Hà Lan cũng tự biến mình thành một trong số đó, mà quên mất rằng những gì mà người ta biết về Hà Lan là hình ảnh cả 10 cầu thủ đều tập trung bên phần sân của đối thủ, chứ không phải là hình ảnh có đến 3 hoặc 4 hậu vệ bên phần sân nhà trong mỗi pha tấn công của đội bóng áo cam. Nhiều khả năng “lốc” sẽ lại không thổi trong trận tứ kết với
Trong xu thế chung của bóng đá toàn cầu, việc một đội bóng hoặc một cầu thủ chịu ảnh hưởng của một nền bóng đá tiên tiến hơn là điều tất nhiên và dường như nó đang diễn ra tại Nam Phi. Thành công cũng có, thất bại cũng nhiều, chỉ mong sao mỗi đội bóng tự nhận thức được rằng, đâu là bản sắc để người hâm mộ phân biệt giữa họ và vô số những đội bóng khác.
TRẦN NGÔ