Sau khi ban hành Điều lệ chung của Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quốc lần thứ 6/2010, đến nay điều lệ cụ thể của từng môn vẫn chưa có đủ, mà tiến hành theo kiểu tổ chức thi đấu môn nào thì Trưởng Bộ môn của Tổng cục Thể dục - Thể thao của môn đó thông qua điều lệ rồi gửi tới các đoàn trước 2 tháng. Năm tổ chức đã không hợp lý, số môn thi đấu, số nội dung thi đấu của từng môn cũng chẳng tuân thủ tiêu chí đề ra. Đại hội có lẽ sẽ đối diện với những tranh cãi khi bắt đầu diễn ra.
CHƯA THEO ĐÚNG TIÊU CHÍ
Lặn hồ ngắn bị loại khỏi Đại hội Thể dục – Thể thao toàn quốc 2010
Bản Điều lệ Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quốc lần 6/2010 khẳng định “Là cuộc biểu dương lực lượng huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài thể thao thành tích cao trong cả nước”, “đánh giá mức độ phát triển thể thao thành tích cao trong cả nước cũng như từng địa phương”, “tuyển chọn vận động viên dự Asian Games 2010 và SEA Games 26”… Với những tiêu chí này, có thể khẳng định việc tổ chức Đại hội lần 6 với mục tiêu lớn nhất là phát triển thể thao thành tích cao. Thế nhưng, số môn thi đấu của đại hội lại cho thấy tiêu chí này không được tôn trọng. Có khá nhiều môn thể thao khó có cơ hội góp mặt ở các đại hội thể thao quốc tế chính thống như vật dân tộc (12 bộ huy chương), đua thuyền truyền thống (18 bộ huy chương), vovinam (38 bộ huy chương), bắn nỏ (10 bộ huy chương), bắn ná (6 bộ huy chương), đẩy gậy (23 bộ huy chương), đua ghe ngo (6 bộ huy chương).
Ở một số môn thuộc hệ thống quốc tế như bơi hồ ngắn 25m, Ban tổ chức Đại hội đã hạn chế bớt số nội dung thi đấu mà nhiều đoàn cũng không hiểu lý do tại sao?. Một lãnh đạo của Hiệp hội thể thao dưới nước cho biết: “Chúng tôi chỉ được duyệt 30 trong số 42 nội dung thi đấu hồ ngắn 25m, vì đây là nội dung đã có tại Đại hội thể thao châu Á trong nhà”. Thế nhưng, khi được hỏi vậy tại sao lặn hồ ngắn 25m từng có trong chương trình thi đấu AIG lại không được đưa vào chương trình thi đấu, thì vị này đã không thể lý giải được. Phải chăng Ban tổ chức Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quốc lần 6-2010 sợ các địa phương mạnh như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… giành hết huy chương của các tỉnh miền núi, nên phải tìm cách… cân đối cho vừa lòng người này, người khác?
BAO GIỜ MỚI CHUYÊN NGHIỆP?
Trong những năm qua, Ủy ban Olympic các châu lục đều phải điều chỉnh thời điểm thi đấu giải châu lục để tránh “đụng hàng” với các kỳ Olympic quốc tế. Từ Đại hội thể thao châu Á, Đại hội thể thao châu Á trong nhà đều đã có lịch trình thay đổi. Nước láng giềng Trung Quốc được xem là cường quốc thể thao thế giới cũng phải sắp xếp lịch thi đấu Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quốc một năm trước khi Asian Games 2010 khởi tranh, và trước 3 năm so với Olympic London 2012.
Phải có một thời gian dài như vậy, một quốc gia mới có thể tập trung đào tạo chuyên biệt đối với các vận động viên có khả năng tranh ngôi vô địch châu lục và thế giới. Trong khi đó, với Việt
Ở một số môn thi đấu khác, ví dụ như vận động viên các môn taekwondo, karatedo… sẽ thi đấu vào tháng 9, thì ngay sau đó phải vội vã lao vào tập luyện để tranh tài ở Asian Games 2010 vào tháng 11. Lấy gì để bảo đảm các VĐV giỏi nhất tránh được hoàn toàn chấn thương? Chỉ có thể làm được điều đó nếu không cho các tuyển thủ hàng đầu nghỉ thi đấu. Nhưng liệu lãnh đạo ngành Thể dục - Thể thao các địa phương có chịu cho vận động viên hạng nhì của họ thi đấu để rồi mất huy chương đại hội và lấy gì mà báo cáo lãnh đạo tỉnh vào cuối năm?
Theo GSGP