Trước những yêu cầu mới của hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Phú Yên phải tự điều chỉnh chiến lược kinh doanh để tồn tại và tìm lợi thế cạnh tranh.
Công ty cổ phần An Hưng phải đầu tư để sản phẩm may mặc đạt chuẩn theo yêu cầu của đối tác Mỹ – Ảnh: Q.THUẦN |
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2007, ngành công nghiệp Phú Yên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng 18- 19% so với năm 2006. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) được xác định là đóng vai trò chủ đạo và quyết định cho việc thực hiện chỉ tiêu đó.
NHIỀU THÁCH THỨC LỚN
Ông Trần Hữu Bưu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế- Bộ Công nghiệp, cho rằng: “Để có thể tận dụng mọi cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, ngành Công nghiệp Việt Nam đang và sẽ phát triển theo hướng lựa chọn, tập trung phát triển những ngành hàng, những nhóm hàng có khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh đầu tư và đầu tư có trọng điểm, kết hợp với đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm… Tất cả đều nhằm tới lợi ích cuối cùng là thỏa mãn ở mức cao nhất những nhu cầu cơ bản của nền kinh tế và đưa ngành công nghiệp Việt Nam trở thành ngành có sức cạnh tranh”.
Giám đốc Sở Công nghiệp Đào Tấn Cam đã nêu bật những cơ hội mới mà doanh nghiệp sẽ được tiếp cận khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế: Đó là doanh nghiệp ở Phú Yên đa số là vừa và nhỏ nên có được một số lợi thế như: bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, dễ hoạch định và thực hiện kế hoạch, dễ đi vào những thị trường ngách, một số doanh nghiệp đã tích lũy được kinh nghiệm về quản lý, xuất khẩu hàng hóa… Nhờ vậy khi hội nhập, các doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội mở rộng thị trường, tăng cường khả năng xuất khẩu, tiếp cận thông tin nhanh và tổng hợp hơn về thị trường, công nghệ, đối tác, pháp luật quốc tế… Hàng hóa của doanh nghiệp được đối xử bình đẳng; doanh nghiệp có nhiều điều kiện để hợp tác, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài, có cơ hội hưởng những chính sách phù hợp.
Song song đó, ông
CÁC DOANH NGHỆP THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Cùng chung trăn trở làm sao để ngành Công nghiệp hoàn thành mục tiêu của năm, các doanh nghiệp SXCN trụ vững và hoạt động hiệu quả khi vào WTO, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ những cố gắng cũng như đưa ra các chiến lược SXKD cho đơn vị của mình. Ông Ngô Đa Thọ, Giám đốc Công ty SX- XNK công nghiệp Phú Yên, nói: “Để bước vào sân chơi hội nhập, các doanh nghiệp cần biết mình đang đứng ở đâu, đang làm gì, phải sản xuất mặt hàng nào để vào được sân chơi này. Sản phẩm xe máy – mà doanh nghiệp chúng tôi đang sản xuất, lắp ráp, hiện được xem là ngành hàng cạnh tranh kém khi vào WTO, nhưng không vì thế mà phá sản. Chúng tôi đang tiến hành cổ phần hóa để cải tổ lại năng lực bộ máy, đồng thời chuyển hướng sang sản xuất linh kiện phụ trợ cho các nhà máy sản xuất ô tô trong nước”. Giám đốc Công ty Cổ phần Phú Minh Lê Đình Thắng cho rằng: Nhà nước nên có chủ trương giao chỉ tiêu cho các doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp nào đạt và vượt chỉ tiêu thì khen thưởng nhằm tạo động lực.
Sản phẩm gỗ mỹ nghệ xuất khẩu Phú Yên đang được thị trường Châu Âu ưa chuộng – Ảnh: Q.THUẦN |
Riêng Phú Minh đã chuẩn bị chiến lược vừa cạnh tranh vừa hợp tác với các đối tác, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc tái đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại, quản lý khoa học để tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, phấn đấu xây dựng thương hiệu bia tươi 50 Phú Minh trở thành thương hiệu bia tươi hàng đầu Việt Nam. Còn bà Huỳnh Thị Khiết- Giám đốc Công ty cổ phần An Hưng chuyên về lĩnh vực may mặc xuất khẩu nói: “Đây là ngành hàng cạnh tranh cao ở sân chơi WTO, nhất là với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ. Công ty đã kiện toàn lại nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng đảm bảo hợp tiêu chuẩn của khách hàng Mỹ. Bên cạnh đó, chúng tôi không ngừng đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân vì đây là yếu tố quyết định sự thành công cho doanh nghiệp”.
BÍCH HÀ