4. Thời kỳ 1986 đến nay: Là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống Ngân hàng Việt
- Tháng 7/1987: Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 218/CT cho phép làm thử việc chuyển hoạt động của Ngân hàng sang kinh doanh XHCN.
- Tháng 3/1988: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh.
- Tháng 5/1990: Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt
- Tháng 10/1993, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và cộng đồng tài chính quốc tế (Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á) được tái lập và khơi thông.
- Ngày 2/12/1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1998.
- Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt
Trên cơ sở Nghị định 96/2008/NĐ-CP, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, như sau:
- Vụ Chính sách tiền tệ: Tham mưu, giúp Thống đốc xây dựng chính sách tiền tệ Quốc gia và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo quy định của pháp luật.
- Vụ Quản lý ngoại hối: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.
- Vụ Thanh toán: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực thanh toán trong nền kinh tế quốc dân theo quy định của pháp luật.
- Vụ Tín dụng: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực tín dụng ngân hàng và điều hành thị trường tiền tệ theo quy định của pháp luật.
- Vụ Dự báo thống kê tiền tệ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện công tác dự báo, thống kê tiền tệ theo quy định của pháp luật.
- Vụ Hợp tác quốc tế: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hợp tác và hội nhập quốc tế thuộc phạm vi quản lý của NHNN theo quy định của pháp luật.
- Vụ Kiểm toán nội bộ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN.
- Vụ Pháp chế: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ngành ngân hàng.
- Vụ Tài chính - Kế toán: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện công tác tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản của NHNN và quản lý Nhà nước về kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản của ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Vụ Tổ chức cán bộ: Tham mưu, giúp Thống đốc, ban cán sự Đảng NHNN thực hiện công tác tổ chức, biên chế, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; chế độ tiền lương và các chế độ khác thuộc phạm vi quản lý của NHNN theo quy định của pháp luật.
- Vụ Thi đua khen thưởng: Tham mưu, giúp Thống đốc quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Văn phòng: Tham mưu, giúp Thống đốc chỉ đạo và điều hành hoạt động ngân hàng; thực hiện công tác cải cách hành chính của NHNN; quản lý hoạt động thông tin, tuyên truyền, báo chí, văn thư, lưu trữ của ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác hành chính, lễ tân, văn thư, lưu trữ tại trụ sở chính NHNN.
- Cục Công nghệ tin học: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực công nghệ tin học trong phạm vi toàn ngành Ngân hàng.
- Cục Phát hành và kho quỹ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương về lĩnh vực phát hành và kho quỹ theo quy định của pháp luật.
- Cục Quản trị: Giúp Thống đốc quản lý tài sản, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, hậu cần, bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn cơ quan, chăm lo đời sống, sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc trụ sở chính NHNN.
- Sở Giao dịch: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương.
(Còn nữa)