Hơn 70% dân số Việt
Nhiều HTX nông nghiệp ở Phú Yên đã mở dịch vụ gặt lúa bằng máy gặt đập liên hợp nhằm giảm chi phí, tạo thuận lợi trong thu hoạch cho nông dân. - Ảnh: M.NGUYỆT
Ở Phú Yên, nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 13-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao kinh tế tập thể, ngày 2/7/2002, Tỉnh ủy Phú Yên đã ban hành Chương trình hành động số 13-CTr/TU. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã triển khai một loạt chương trình như Kế hoạch 855/KH-UB (ngày
Các quyết định, kế hoạch cũng chỉ đạo các cơ quan hữu quan tiến hành giải thể bắt buộc đối với các HTX không còn hoạt động (chỉ tồn tại trên danh nghĩa); năm 2009 phải hoàn thành việc rà soát phân loại các HTX đang hoạt động và có giải pháp củng cố bộ máy quản lý, điều hành để đến năm 2010 thực hiện xong việc xử lý các khoản nợ dây dưa, kéo dài; vận động sáp nhập những HTX hoạt động yếu, củng cố đổi mới, phát triển các HTX đang hoạt động, thành lập mới HTX ở các địa phương; khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các hình thức hợp tác giữa các HTX trong và ngoài tỉnh… Nhờ đó, kinh tế tập thể ở Phú Yên đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, toàn tỉnh đã có 1.643 tổ hợp tác (tăng 33 tổ so với năm 2007), đã thành lập thêm 4 HTX, tỉ lệ tăng bình quân 33,3%/năm (với tổng số 143/213 HTX đang hoạt động), doanh thu tăng hằng năm từ 129,20 tỉ đồng (2006) lên gần 170 tỉ đồng (đầu năm 2009), giải quyết cho khoảng 160.000 lao động có việc làm. Hoạt động của các HTX được đổi mới thiết thực, gắn bó hơn với lợi ích xã viên và đúng theo nguyên tắc, quy định của luật HTX. Nhiều HTX đã khắc phục được tình trạng thua lỗ, bảo tồn được nguồn vốn, kinh doanh có lãi, không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ theo nhu cầu xã viên ngày càng có chất lượng và hiệu quả.
Trong thời gian đến, để kinh tế tập thể ngày một phát triển, mỗi địa phương phải tổ chức cho cán bộ học tập, tuyên truyền, phổ biến nghị quyết của Trung ương và địa phương, Luật HTX cũng như các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các HTX. Phải thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình để đề ra các biện pháp tiếp tục củng cố, kiện toàn các HTX phù hợp với tình hình thực tế mỗi địa phương. Các HTX kinh doanh có lãi như HTX Hòa Phong, HTX Hòa Thắng 2, HTX Tân Hòa Bình… đều chủ động tiếp nhận, chuyển giao khoa học – kỹ thuật, cung cấp các giống cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, các HTX này còn tổ chức các dịch vụ kinh doanh đem lại hiệu quả như kinh doanh vật tư nông nghiệp, điện, xăng dầu…
Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng cần phải đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra các HTX để kịp thời giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý cán bộ, xã viên vi phạm. Một số địa phương đã làm tốt công tác này, kịp thời ngăn chặn những hậu quả xấu gây mất ổn định ở địa phương như việc UBND huyện Đông Hòa xử lý việc thu chi sai nguyên tắc gần 100 triệu đồng tiền điện của Ban quản lý HTX Hòa Hiệp Nam 3 hay việc UBND huyện Tây Hòa đã thu lại gần 200 triệu đồng tiền thủy lợi phí do xã viên nợ không chịu thanh toán. Thực hiện tốt những điều này, các HTX mới có thể vượt qua được những khó khăn ban đầu để tìm cho mình một hướng đi mới đem lại hiệu quả.
LÊ LUÂN
Chủ tịch Liên minh HTX Phú Yên