Từ ngày 1/1/2009, thị trường Việt
Các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh khốc liệt hơn khi Việt
Về thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007, Bộ Thương mại (trước đây) ban hành Thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 23 và Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa. Bộ Công thương có Thông tư số 05/2008/TT-BCT ngày 14/4/2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư 09. Theo các văn bản trên thì các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh, trước hết là đối với 9 nhóm mặt hàng mà doanh nghiệp nước ngoài không được quyền phân phối, đó là lúa gạo; đường mía; đường củ cải; thuốc lá/xì gà; dầu thô và dầu đã qua chế biến; dược phẩm, thuốc nổ; sách, báo và tạp chí; kim loại quý và đá quý; vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu, đồng thời cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được quyền phân phối theo lộ trình (từ 1/1/2010) đối với một số nhóm hàng như: rượu, xi măng và clinke; phân bón; lốp; giấy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn. Bên cạnh đó việc đầu tư cơ sở bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài cũng phải tuân thủ theo một quy trình rất chặt chẽ.
Tuy nhiên, với việc cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối cho các thành viên WTO, các nhà phân phối trong nước sẽ gặp phải sức ép cạnh tranh nhất định, đặc biệt trong bối cảnh hầu hết các nhà phân phối Việt Nam đều có quy mô nhỏ, thiếu sự liên doanh liên kết, chưa có chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài, hệ thống công nghệ, quản lý chưa thể so với các công ty phân phối lớn của nước ngoài, lại phải cạnh tranh cùng một lúc với nhiều “đại gia” lớn trong lĩnh vực này.
Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Yên cần nghiên cứu tình hình nêu trên, phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn thách thức, chủ động xây dựng và phát triển thị trường dịch vụ phân phối trong cuộc cạnh tranh sắp đến, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị trường. Trước mắt cần tập trung làm tốt một số việc sau:
- Các doanh nghiệp nên có những chiến lược chủ động thích ứng với những thay đổi từ môi trường kinh doanh khi Việt
- Liên doanh, liên kết với các nhà sản xuất và nhà phân phối lớn có thế mạnh trong lĩnh vực liên quan để phát huy lợi thế sẵn có của doanh nghiệp và tăng sức mạnh cạnh tranh.
- Củng cố và mở rộng hệ thống phân phối, tăng cường công tác quảng bá sản phẩm.
- Cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tham quan, học tập để phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý và nghiệp vụ trong lĩnh vực thương mại.
Nếu chủ động thích ứng với môi trường cạnh tranh, biết phát huy tổng hợp các lợi thế để tạo ra sức mạnh trong kinh doanh, chắc chắn các doanh nghiệp Phú Yên sẽ tiếp tục đứng vững và không ngừng phát triển trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
MAI THÀNH THÁI
Phó Giám đốc Sở Công thương Phú Yên