Làng hoa Ngọc Lãng (xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa) đang tất bật chuẩn bị cho mùa hoa Tết Kỷ Sửu 2009. Mới vừa trải qua mấy trận lũ lụt với thiệt hại không ít, nhưng người trồng hoa nơi đây vẫn cố công để Tết đến Ngọc Lãng vẫn rực rỡ sắc hoa.
Nông dân Ngọc Lãng chăm sóc hoa lay ơn Ảnh: DƯƠNG THANH XUÂN
Ong Nguyễn Thanh Hà,53 tuổi, một người trồng hoa ở Ngọc Lãng tự hào nói: “Hoa lay ơn ở đây đã có “thương hiệu”, bởi trong
Ngay từ tháng 6, tháng 7 âm lịch, các “chuyên gia” trồng hoa Ngọc Lãng đã lên tận Đà Lạt tìm mua giống. Theo các nhà vườn, chất lượng hoa phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng củ giống. Củ giống phải to, mập, đủ già thì cây mới phát triển tốt, cành to, màu hoa mới mịn và lâu tàn. Nếu trồng phải củ giống non, bị sâu thì cây èo uột như đứa trẻ bị suy dinh dưỡng. Củ giống mua về phải lựa chọn lại rồi đem sắp trên sạp mỏng và xông khói để có độ ấm kích thích củ ra rễ, cứ sau 10 ngày phải trở một lần cho độ ấm tỏa đều đến từng củ hoa. Việc xông khói củ hoa phải rất cẩn thận, vì nếu già lửa củ sẽ bị nướng chín. Ngược lại, nếu xông không đủ độ ấm, hoa nảy mầm chậm và cây yếu.
Hàng năm, các nhà vườn ở Ngọc Lãng vẫn phải đi mua củ giống. Bởi khác với hoa lay ơn hồng truyền thống, các giống lay ơn này muốn để giống thì sau khi cắt hoa phải chừa lại 2 lá gốc cùng với củ, để đứng chân tại luống một tháng cho củ hoa tiếp tục tích lũy dưỡng chất và đủ “già” để đảm bảo chất lượng nảy mầm về sau, sau đó mới nhổ đem về bảo quản. Ngọc Lãng đất chật nên sau khi thu hoạch hoa bán tết, người ta nhổ luôn cả củ để lấy đất làm việc khác. Vì vậy hàng năm, làng hoa lay ơn Ngọc Lãng phải tốn trên 2 tỉ đồng tiền mua giống.
Ngoài giống thì thời tiết cũng là yếu tố quyết định. Theo người trồng hoa Ngọc Lãng, qua ngày 23/10 âm lịch, hoa lay ơn được đem trồng vì đây là thời điểm không còn phải lo bị ngập lụt. Lay ơn vốn hợp với khí hậu ôn đới nên khi về đây hay đỏng đảnh như cô gái xứ lạnh về làm dâu vùng đất nóng, dễ thay đổi tính nết khi trái gió trở trời. Người trồng lay ơn sợ nhất là gặp mưa và gió nhiều, vì như thế củ sẽ bị thối, cây bị lỏng gốc, chậm phát triển. Ông Huỳnh Văn Sự, người trồng lay ơn lâu năm ở đây, nói: “Năm nay, những đợt lũ lụt, áp thấp nhiệt đới đã làm hoa lay ơn bị ảnh hưởng rất nặng. Hoa phát triển chậm, không tốt”.
Mỗi năm có một vụ hoa Tết. Với người trồng hoa Ngọc Lãng, ngoài tạo thu nhập cuối năm, đây còn là dịp để họ thể hiện kỹ thuật, tay nghề của mình với dân trồng hoa các nơi. Vì vậy, bao công sức, kỹ năng, kể cả hy vọng đều dồn vào hoa. Những ngày cận Tết, niềm vui nỗi buồn của người trồng đều phụ thuộc vào việc hoa có nở kịp Tết hay không và giá cả thị trường ra sao. Bà Nguyễn Thị Cảnh, 50 tuổi, có vườn lay ơn rộng 2 sào với trên 10 triệu đồng tiền củ giống, tâm sự: “Có năm hoa của mình bị trễ, nhìn người ta bán hoa mà muốn khóc luôn. Nhưng sống bằng nghề nào thì mê nghề đó nên dù có thất bại năm nay thì năm sau mình vẫn tiếp tục đi mua giống về trồng để bán tết”.
Lay ơn là loài hoa đẹp, có dáng thanh thoát. Ban đầu chỉ là cành thẳng như lưỡi kiếm, sau đó nở ra những bông hoa hình loa với màu sắc mịn màng, kín đáo chứ không rực rỡ phô trương như nhiều loài hoa khác. Giáp Tết, lay ơn Ngọc Lãng theo những chuyến xe ra Bắc vào
TRÍ THANH