Thứ Năm, 28/11/2024 00:30 SA
Du lịch là một trong bốn trụ cột phát triển tỉnh Phú Yên
Thứ Sáu, 01/03/2024 07:00 SA

Tỉnh ưu tiên lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa, xây dựng thành khu du lịch hấp dẫn vùng Nam Trung Bộ và cả nước. Ảnh: TRẦN QUỚI

Du lch đưc xác đnh là ngành tng hp, liên ngành, liên vùng; va chu nh hưng, tác đng, chi phi ca nn tng văn hóa, va là ngành kinh tế dch v, công nghip không khói mang li ngun thu ln. Trong Quy hoch tnh Phú Yên thi k 2021-2030, tm nhìn đến năm 2050, Phú Yên xác đnh du lch là ngành kinh tế mũi nhn, là mt trong bn tr ct quan trng phát trin tnh nhà.

 

Phát trin du lch bn vng gn vi bo v môi trưng

 

Quan điểm chung của tỉnh Phú Yên trong xây dựng Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quan điểm về phát triển du lịch nói riêng, điều tiên quyết là phải đảm bảo phù hợp với đường lối, chủ trương, định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước, với mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia và của ngành.

 

Theo Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch là một trong bốn trụ cột quan trọng để xây dựng, phát triển tỉnh Phú Yên đến năm 2030, trở thành tỉnh phát triển theo hướng hiện đại và bền vững. Kinh tế phát triển dựa trên lợi thế biển với các trụ cột, gồm: Công nghiệp (luyện kim, lọc, hóa dầu, năng lượng,...); du lịch dịch vụ chất lượng cao; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; vận tải biển và logistics.

 

Phú Yên phát triển dựa trên đặc trưng khác biệt của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa để tạo nền tảng bứt phá, ưu tiên; đánh giá phân tích những đặc trưng khác biệt, tìm ra những lợi thế tự nhiên và văn hóa của tỉnh so với các tỉnh khác trong vùng duyên hải Trung Bộ. Phát triển đột phá kinh tế biển, du lịch biển...

 

Đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, hạnh phúc của Nhân dân, bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo môi trường sống an toàn, nhân văn, coi trọng quản lý xã hội và mở rộng dân chủ gắn với kỷ luật, kỷ cương; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, di sản truyền thống, lịch sử...

 

Tỉnh xác định lấy yếu tố phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội làm nền tảng, không đánh đổi môi trường để lấy lợi ích kinh tế trước mắt. Cụ thể, trong nhiệm kỳ 2020-2025, Tỉnh ủy đã ban hành riêng Chương trình hành động 08-CTr/TU, ngày 18/8/2021 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phấn đấu xây dựng tỉnh Phú Yên trở thành điểm đến xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường.

 

Tiếp tục xây dựng thương hiệu du lịch Phú Yên là điểm đến xanh, sạch, an toàn, hấp dẫn, thân thiện; là một trong những mắt xích quan trọng trong liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh Tây Nguyên và vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

 

Mũi Điện (Mũi Đại Lãnh), nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền của Việt Nam, là điểm đến thú vị và là sản phẩm du lịch đặc trưng của Phú Yên. Ảnh: TRẦN QUỚI

 

Tr thành trung tâm du lch khu vc min Trung - Tây Nguyên

 

Mục tiêu cụ thể đối với ngành Du lịch Phú Yên đến năm 2030, đón 7 triệu lượt khách, trong đó có 600.000 lượt khách quốc tế, đóng góp GRDP của ngành Du lịch trong tổng GRDP của tỉnh đạt khoảng 15%.

 

Quy hoạch cũng đề ra phương hướng phát triển thương mại - dịch vụ, trong đó có du lịch của tỉnh là: Phát triển du lịch tỉnh Phú Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực phát triển kinh tế - xã hội, có hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa; lấy du lịch nghỉ dưỡng biển đảo làm chủ đạo, phát triển theo hướng cao cấp, chuyên biệt, cùng với du lịch MICE, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với khám chữa bệnh; kết hợp thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, khu đô thị. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, di sản văn hóa và các danh lam thắng cảnh...

 

Thành lập Công viên địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO để xây dựng thương hiệu địa phương trong chiến lược quảng bá hình ảnh, phát triển du lịch quốc tế, hướng đến việc khai thác và phát huy đồng bộ, toàn diện giá trị các di sản địa chất, di sản văn hóa xã hội lịch sử, đa dạng sinh học một cách bền vững, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân.

 

Tập trung phát triển dịch vụ logistics gắn với cảng hàng không Tuy Hòa, bến cảng Vũng Rô và bến cảng nước sâu Bãi Gốc, cảng cạn ICD Đông Hòa trên cơ sở tập trung cải thiện các dịch vụ lưu kho nội địa, các dịch vụ giá trị gia tăng và cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Hình thành các trung tâm logistics gắn với các đô thị lớn của tỉnh và các khu công nghiệp trên địa bàn.

 

Phát triển ngành dịch vụ theo hướng đa dạng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, là điểm tựa vững chắc cho sản xuất. Phát triển mạnh khu vực dịch vụ, tiếp cận với trình độ hiện đại, đảm bảo hội nhập quốc tế và khu vực. Tập trung đầu tư vào các ngành dịch vụ có tiềm năng: Tài chính - ngân hàng, dịch vụ y tế, giáo dục kỹ năng...

 

Từ nay đến năm 2030, ngành Du lịch tập trung xây dựng và phát triển các khu du lịch trọng điểm ở các huyện Tuy An, Sơn Hòa, TX Sông Cầu, TX Đông Hòa, TP Tuy Hòa… Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các khu chức năng dịch vụ tổng hợp nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, trong đó dự kiến thu hút đầu tư khoảng 3-4 sân golf tại một số vị trí thuận lợi trên địa bàn tỉnh, nhất là lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa, xây dựng thành khu du lịch quy mô, là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của Phú Yên, vùng Nam Trung Bộ và cả nước.

 

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thái, Giám đốc Sở VH-TT&DL, để đạt được các mục tiêu đề ra về phát triển du lịch, tỉnh cần ưu tiên đầu tư ngành Du lịch và các dự án hạ tầng gắn với phát triển du lịch; triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp: Tiếp tục có chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, đầu tư và thu hút đầu tư các dự án tôn tạo các danh lam thắng cảnh phục vụ phát triển du lịch. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

 

Tổ chức lập quy hoạch và quản lý hiệu quả quy hoạch; cụ thể các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tại một số khu vực trọng điểm, các khu di tích, danh thắng; ưu tiên thu hút đầu tư hình thành một số khu du lịch tạo điểm nhấn của Phú Yên mang tầm quốc gia và quốc tế. Tăng cường đầu tư hoạt động xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch, đi vào hiệu quả. Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành Du lịch, phát triển du lịch thông minh. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Du lịch… 

 

Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch là một trong bốn trụ cột quan trọng để xây dựng, phát triển tỉnh Phú Yên đến năm 2030, trở thành tỉnh phát triển theo hướng hiện đại và bền vững. Tầm nhìn đến năm 2050, Phú Yên là một trung tâm kinh tế biển của vùng duyên hải Trung Bộ; có hệ thống đô thị thông minh, xanh, bền vững, bản sắc, trong đó những đô thị ven biển thu hút khách du lịch và có môi trường đáng sống của vùng và cả nước.

 

TRẦN QUỚI

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek