Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 (Luật) đã được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 20/6/2023. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. So với Luật ban hành năm 2010, Luật năm 2023 có một số quy định mới, cụ thể:
9. Về một số giao dịch đặc thù
Đối với một số giao dịch đặc thù, Luật bổ sung một số quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong các giao dịch gồm:
- Quy định rõ các thông tin cần cung cấp trong giao dịch từ xa; trách nhiệm bổ sung của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian, tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số lớn.
- Quy định trách nhiệm thông báo công khai về đại diện theo pháp luật tại Việt Nam hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam và thông báo công khai về đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam trong cung cấp dịch vụ liên tục.
- Bổ sung bán hàng đa cấp, bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên; quy định thêm trách nhiệm đặc thù của các tổ chức, cá nhân kinh doanh khi thực hiện giao dịch trên với người tiêu dùng.
10. Về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội
Luật mở rộng phạm vi các tổ chức tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cơ sở khuyến khích, tạo điều kiện để tất cả các loại hình tổ chức tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đó, Luật bổ sung sự tham gia của MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sự tham gia đa dạng, toàn diện của các tổ chức trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực thi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước.
Nguồn: Ban Bảo vệ người tiêu dùng (Ủy ban Cạnh tranh quốc gia)
(còn nữa)