Dưới góc độ kinh doanh, thương hiệu mạnh bảo đảm cho doanh nghiệp (DN) thu được lợi nhuận trong tương lai do duy trì được lượng khách hàng trung thành và có khả năng cuốn hút những khách hàng tiềm năng khác. Từ góc độ pháp lý, thương hiệu là tài sản trí tuệ có thể định giá, trao đổi, mua bán như nhiều loại tài sản khác.
Sản phẩm đường kết tinh RS của Công ty Mía đường Tuy Hòa đã có thương hiệu – Ảnh: N.T
Ở Phú Yên, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chú trọng xây dựng thương hiệu và đã có những thành công nhất định do thương hiệu đó mang lại như Công ty Cổ phần PYMEPHARCO với thương hiệu PMP, Công ty Cổ phần Phú Minh với thương hiệu bia tươi 50 Phú Minh… Ngược lại, sản phẩm cá ngừ Phú Yên khá nổi tiếng với sản lượng khai thác dẫn đầu cả nước nhưng chưa có thương hiệu nên bị đánh giá thấp, bị ép giá.
Những năm gần đây, Sở Khoa học- Công nghệ Phú Yên có chương trình hỗ trợ các DN xây dựng quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá song chưa được nhiều DN quan tâm. Ông Lê Thanh Phương, Trưởng phòng Thông tin khoa học công nghệ- sở hữu trí tuệ, cho biết: Phú Yên có gần 1.000 DN nhưng số DN có thương hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ Việt
Trong thời hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm phải bảo đảm được hai tiêu chí: Chất lượng quốc tế (bảo đảm có xu hướng phát triển trong tương lai) và phải thể hiện được bản sắc của thương hiệu quốc gia... Với quan điểm đó, từ năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010”. Tuy nhiên, đã hơn bốn năm trôi qua, vẫn chưa có một DN nào, sản phẩm nào được gắn thương hiệu “Giá trị Việt
NGUYÊN TRƯỜNG