Năm 2007, lần đầu tiên Phú Yên được sự hỗ trợ từ chính phủ các nước Australia, Đan Mạch, Hà Lan để cùng với chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho vùng nông thôn. Chương trình đã tạo điều kiện cho người dân nông thôn tiếp cận với nước sạch, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và sử dụng hầm biogas, góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải khắc phục để chương trình thật sự phát huy hiệu quả.
Học sinh Trường tiểu học Hòa Bình I (huyện Tây Hòa) sử dụng nước sạch - Ảnh: DƯƠNG THANH XUÂN |
53,25% DÂN SỐ NÔNG THÔN SỬ DỤNG NƯỚC HỢP VỆ SINH
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn Phú Yên, năm 2007 chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (MTQG NS - VSMTNT) đã huy động được 72,517 tỉ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2006. Trong đó, kinh phí hỗ trợ từ chính phủ các nước Đan Mạch, Hà Lan, Australia là 18,915 tỉ đồng, kinh phí trung ương 6,5 tỉ đồng, vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội 21,243 tỉ đồng, ngân sách các địa phương 164 triệu đồng và số tiền nhân dân đóng góp hoặc tự làm các công trình là 25,843 tỉ đồng.
Toàn tỉnh đã hoàn thành 10/31 công trình cấp nước tập trung được đầu tư trong năm 2007, đưa số người dân vùng nông thôn sử dụng nước sinh hoạt tăng thêm 16.330 người. Tỉ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh tăng lên 53,25%; 5.029 hộ dân được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; Toàn tỉnh cũng đã có thêm 141 công trình nước sạch và hố xí hợp vệ sinh được đầu tư xây dựng tại các trường học, trong đó, 48 trường đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; có 56 công trình cấp nước sạch và hố xí hợp vệ sinh thuộc 40 cơ sở được đầu tư xây dựng… Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên Trần Thị Hà nhận xét: Chương trình đã giải quyết được cơ bản vấn đề nước sạch và công trình vệ sinh ở các trường học, cơ sở y tế; nâng cao tỉ lệ người dân sử dụng nước và hố xí hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường ngày càng hiệu quả. Công tác truyền thông đã nâng cao hiểu biết của người dân và học sinh về bảo vệ sức khỏe và môi trường…
Trong điều kiện, hơn 80% dân số ở vùng nông thôn, toàn tỉnh vẫn còn 28.078 hộ nghèo, việc người dân tự xây dựng các công trình cấp nước, hố xí hợp vệ sinh là rất khó khăn. Do đó, dự kiến trong năm 2008, chương trình
NHỮNG VƯỚNG MẮC CẦN THÁO GỠ
Năm 2007, chính phủ 3 nước kể trên hỗ trợ cho 9 tỉnh của Việt
Theo đánh giá, Phú Yên cần đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả hơn chương trình này trong năm 2008 nhằm tranh thủ được nguồn tài trợ trên. Trong số 31 công trình được đầu tư, chỉ mới có 10 công trình hoàn thành là bởi kinh phí hỗ trợ trong năm được giao quá chậm. UBND tỉnh Phú Yên làm việc với nhà tài trợ, chương trình sẽ được kéo dài đến tháng 6/2008. Tuy nhiên, ngay trong quá trình sử dụng kinh phí hỗ trợ cũng còn nhiều bất cập. Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Hà nói: Các chủ đầu tư đã lựa chọn thiết bị lọc nước ozon để người sử dụng uống nước trực tiếp chính là tự mình làm khó mình bởi trên thực tế, sau một thời gian sử dụng, thiết bị lọc nước sẽ bị bẩn. Hơn nữa, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu và kết luận của cơ quan chức năng nào về thiết bị lọc nước này.
Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh Y Thông kiến nghị: Công tác đánh giá, khảo sát nguồn nước cũng cần được thực hiện bài bản hơn. Nhiều công trình cấp nước tập trung vì không đánh giá đúng nguồn nước dẫn tới không hiệu quả. mặt khác, tỉ suất đầu tư tại mỗi công trình đối với dân số hưởng lợi cũng là vấn đề. Đối miền núi, mỗi xã nhiều lắm cũng chỉ có 1.000 hộ dân nhưng kinh phí đầu tư cho mỗi công trình tại những khu vực này rất lớn. Phó Chủ tịch Trần Thị Hà cũng cho rằng công tác khảo sát mực nước chưa được thực hiện đầy đủ, các công trình được xây dựng chỉ chú ý dựa vào mực nước ngầm mà không khai thác nước mặt hoặc các công trình thủy lợi hiện có. Việc quản lý, khai thác các công trình cũng được phân cấp cho địa phương, địa phương lại giao cho chủ đầu tư nhưng không có hướng dẫn, quy định cụ thể nên phát sinh nhiều vấn đề. Các công trình cấp nước thì xây dựng trên… mái nhà, rất khó nạo vét, súc rửa nên nhiều công trình đã không đảm bảo được chất lượng nước đầu ra.
Việc giải ngân cho các công trình cũng có nhiều bất hợp lý. Khối lượng các công trình được thực hiện đến nay ước khoảng 51,676 tỉ đồng, chiếm 71,3% tổng kinh phí huy động. Nhưng ngoài ngân sách địa phương và vốn tín dụng ưu đãi đã được giải ngân hết (chỉ 21,47 tỉ đồng), còn lại kinh phí hỗ trợ từ trung ương chỉ giải ngân được 32,54%, kinh phí tài trợ từ 3 chính phủ chỉ đạt 30,7%. Nếu tính tiến độ giải ngân theo nguồn vốn thì các công trình đầu tư từ ngân sách trung ương chỉ giải ngân được 19,75%, từ tài trợ của 3 chính phủ chỉ đạt 12,76%. Nguyên nhân của vấn đề này nằm ở chỗ, kho bạc chỉ giải ngân khi công trình được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Trong khí đó, không hề có ai, kể cả 3 chính phủ tài trợ, yêu cầu thực hiện điều này. Được biết, 8 tỉnh còn lại nhận được sự hỗ trợ của 3 chính phủ tất cả các công trình đều có thể được giải ngân theo tiến độ.
Để giải quyết những vướng mắc trên, Phó Chủ tịch Trần Thị Hà đã yêu cầu các ban, ngành, địa phương phối hợp thực hiện chương trình trong năm 2008, đồng thời ngưng toàn bộ việc lắp đặt thiết bị lọc nước ozon đối với những công trình mới. Ngành Nông nghiệp phải lập kế hoạch chi tiết cho chương trình đến năm 2010. Đối với những công trình năm 2007 chuyển tiếp năm 2008 phải đẩy nhanh tiến độ thi công và nghiệm thu, thanh, quyết toán trong tháng 5/2008; ngành Tài nguyên – Môi trường đẩy nhanh tiến độ cấp phép thăm dò nguồn nước cho các đơn vị; các ngành Y tế, Giáo dục hướng dẫn các đơn vị trực thuộc có công trình được xây dựng thực hiện theo các mẫu do các bộ này quy định, đánh giá chất lượng nước cả đầu vào lẫn đầu ra tại mỗi công trình.
NHIỀU CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG Sở Y tế Phú Yên vừa tiến hành 18 lượt kiểm tra đối với 7 công trình cấp nước tập trung (phục vụ nước sinh hoạt cho từ 500 người/công trình trở lên). Kết quả có 8 lượt không đạt tiêu chuẩn theo quy định Bộ Y tế, chiếm 44,4%. Trong đó, 2 công trình có từ 2 lượt kiểm tra trở lên đều không đạt tiêu chuẩn. Tổng số mẫu xét nghiệm là 58, nhưng đã có tới 21 mẫu không đạt. Sở Y tế cũng đã kiểm tra 31/40 công trình cấp nước cho dưới 500 người/công trình thì chỉ 2 công trình có chất lượng nước đạt tiêu chuẩn. Nếu tính theo số lượng mẫu xét nghiệm thì trong 31 mẫu, chỉ có 6 mẫu đạt các tiêu chí quy định, chiếm 19,4%.
LY KHA