HÀNG TRĂM TRIỆU USD ĐỔ VÀO ĐỊA ỐC ĐÀ NẴNG
Trong khuôn khổ Tuần lễ hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC), lãnh đạo thành phố Đà Nẵng vừa trao giấy phép đầu tư cho VinaCapital và ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Kreves Development (Hàn Quốc). Phó thủ tướng nước chủ nhà EWEC Phạm Gia Khiêm, Phó thủ tướng thường trực Lào Somsavat Lengsavad, Thứ trưởng Ngoại giao Myanmar U Maung Myint, Thứ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan Mommai Phasee cùng chứng kiến sự kiện này.
Cầu Sông Hàn - Đà Nẵng
Theo giấy phép, VinaCapital sẽ thành lập Công ty Trung tâm thương mại VinaCapital (
Trước đó, VinaCapital cũng vừa được UBND Đà Nẵng trao giấy phép đầu tư là xây sân golf 36 lỗ tiêu chuẩn quốc tế, cùng khu du lịch 5 sao, làng du lịch văn hóa, du thuyền... Vốn dành cho dự án này dự kiến 130 triệu USD. Trong khi đó, Công ty Kreves Development muốn chi 200 triệu USD cho việc xây dựng một khu thương mại và dân cư tại phường Hòa Cường Bắc của quận Hải Châu, Đà Nẵng, bao gồm phức hợp chung cư cao cấp, văn phòng, khách sạn, thương mại, trường học quốc tế...
Tại diễn đàn EWEC, Đà Nẵng được đánh giá sẽ là trung tâm kinh tế của hàng lang Đông Tây. Thứ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan Sommai Phasee cho rằng, nhiều dự án đầu tư bất động sản lớn với số vốn hàng trăm triệu USD đang rót vào Đà Nẵng sẽ tác động lớn và tạo ra nhiều cơ hội thúc đẩy kinh tế của khu vực.
CƠ HỘI CHO KHÚC RUỘT MIỀN TRUNG
Với mong muốn biến hành lang giao thông Đông Tây thành con đường nối kết phát triển kinh tế, thương mại, du lịch thông thoáng và năng động, nhiều vướng mắc như cải cách thủ tục xuất nhập cảnh, xuất khẩu hàng hóa, xe tay lái nghịch, chính sách hợp tác phát triển khu vực... đã được các đại biểu mổ xẻ tại diễn đàn EWEC.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch đầu tư, hạ tầng cơ sở của miền Trung vẫn chưa đồng bộ, vốn đầu tư hạn hẹp, sử dụng dàn trải. Một số dự án triển khai nhưng lại thiếu quan tâm đến phát triển chung của vùng nên dẫn đến kìm hãm nhau... Tuy nhiên, lợi thế và cơ hội cho Trung bộ là rất lớn nhờ vị trí địa lý nằm trên đoạn cuối của hành lang kinh tế Đông Tây.
Cuối năm ngoái, cầu Hữu Nghị 2 qua sông Mekong ở đất Lào hoàn tất giúp đường Xuyên Á khơi thông, khách du lịch đường bộ vào Việt
Là cửa ngõ thông ra biển của khu vực, miền Trung Việt Nam cũng là đầu ra quan trọng cho hàng hóa từ Thái Lan, Lào, Myanmar và đến các nước lân cận như Trung Quốc, Campuchia... Đại diện của Ngân hàng Châu Á dự báo đến năm 2010, hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lao Bảo sẽ đạt 100 triệu USD.
Đại diện các nước EWEC tham dự diễn đàn cho rằng, thời gian tới cần nâng cấp quốc lộ 9 (từ Đà Nẵng đến Lào) tiếp tục trong giai đoạn 3; xây dựng thêm đường cao tốc nối con đường số 9 nổi tiếng này đoạn từ Cam Lộ, Quảng Trị đến Túy Loan, Đà Nẵng, để rút ngắn khoảng cách đến cảng Đà Nẵng xuống còn hơn 100km. Dự án xây dựng đường sắt Xuyên Á và mở rộng cửa khẩu Lao Bảo cũng được đề cập nhằm tạo thuận lợi cho du khách đi lại cũng như lưu thông hàng hóa.
“Một hành lang với sự trao đổi hàng hóa nhộn nhịp, dòng du lịch tấp nập, sự hợp tác kinh tế mạnh mẽ giữa các địa phương ở EWEC... sẽ hình thành trong tương lai không xa”, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm khẳng định.
TUẤN ANH