Đó là một trong những định hướng ưu tiên thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên về tài nguyên và môi trường trong Chương trình hành động 04/CTr-UBND của UBND tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, ngành, địa phương quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại: Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng; tăng cường công tác quản lý chất thải đô thị, chất thải sinh hoạt, các chất thải từ trồng trọt, chăn nuôi, những phế thải công nghiệp.
Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất: Tăng cường hiệu quả sử dụng các loại đất. Đảm bảo cân đối hài hòa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực. Phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn. Bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học.
Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước: Bảo vệ, khai thác hiệu quả, sử dụng tiết kiệm và tăng hiệu quả kinh tế trong sử dụng tài nguyên nước trên cơ sở quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên nước, bảo đảm an ninh về nước cho phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy hợp tác với các tỉnh lân cận có chung lưu vực trong việc giữ gìn và chia sẻ các nguồn nước. Sử dụng tiết kiệm và tăng hiệu quả kinh tế trong sử dụng tài nguyên nước.
Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản: Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản; đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
Bảo vệ môi trường biển, ven biển và phát triển tài nguyên biển: Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường biển góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước. Bảo đảm tài nguyên và môi trường biển được quản lý tổng hợp, thống nhất và hiệu quả thông qua việc xác lập cơ sở pháp lý đầy đủ, phù hợp; phát hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá các hoạt động gây tác hại lên môi trường vùng bờ.
Bảo vệ và phát triển rừng: Xác định bảo vệ rừng như bảo vệ một hệ sinh thái luôn phát triển, vừa đảm bảo khả năng tái tạo và sử dụng rừng một cách tối ưu; nâng cao chất lượng rừng và độ che phủ của rừng.
Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp: Đẩy mạnh các hoạt động quan trắc, kiểm kê, kiểm soát môi trường không khí ở các đô thị và khu công nghiệp, ngăn chặn nguy cơ phát tán ô nhiễm không khí trên diện rộng.
Bảo tồn đa dạng sinh học: Bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, nhằm duy trì môi trường sinh thái tự nhiên đáp ứng tất cả các nhu cầu của cuộc sống. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo.
Giảm thiểu tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai: Xây dựng và tăng cường năng lực ứng phó và thích nghi tích cực của con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường, cảnh báo thiên tai, trước mắt ưu tiên ở vùng ven biển, các vùng xung yếu, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm lũ lụt cục bộ khi có mưa lớn ở thượng nguồn cho các sông lớn như sông Ba, sông Kỳ Lộ… nhằm tạo ra thế chủ động trong việc ngăn ngừa, ứng phóvàthích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
V.AN (tổng hợp)