Trong chuyến về Phú Yên làm việc mới đây, Bộ trưởng Thương mại, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế Trương Đình Tuyển đã có buổi nói chuyện về hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam, Báo Phú Yên lược ghi một số giải đáp xung quanh vến đề này.
Bộ trưởng Trương Đình Tuyển trao đổi với bà Trịnh Thị Nga, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên – Ảnh: L.K
* Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên Trần Văn Sơn hỏi: Lâu nay, Đảng và Chính phủ quan tâm đầu tư phát triển miền núi và vùng dân tộc thiểu số rất đáng kể, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng, trợ giá trợ cước. Xin Bộ trưởng cho biết sau khi Việt
- Bộ Trưởng Trương Đình Tuyển: Gia nhập WTO, trước hết chúng ta phải cam kết bãi bỏ các chính sách trợ cước, trợ giá gắn với dân tộc, với xuất khẩu. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không có quyền hỗ trợ đối với chương trình phát triển, đặc biệt là hỗ trợ các vùng khó khăn. Chẳng hạn, WTO cho phép Việt
* Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ Đào Tứ Xuyên: Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO thì nền kinh tế của họ phát triển rất nhanh, đặc biệt là vấn đề công nghiệp hóa và đô thị hóa. Thế nhưng, điều bất cập là khoảng cách giàu nghèo lớn quá. Bộ trưởng cũng đã nói, chủ trương của Đảng, Chính phủ Việt
- Bộ trưởng Trương Đình tuyển: Một trong những mặt trái của toàn cầu hóa là gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Trước thách thức này, chúng ta phải làm gì? Hội nghị Trung ương lần thứ 4 đã đề ra một số chủ trương, chính sách lớn để bảo đảm nền kinh tế quốc gia phát triển nhanh và bền vững khi Việt
Thứ nhất là làm thế nào để đẩy nhanh tiến trình phân công lao động cho toàn xã hội, chuyển một số lớn lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp và dịch vụ. Như thế, lao động trong nông nghiệp giảm đi và lao động trong những ngành công nghiệp dịch vụ tăng lên. Bình quân vuông đất trên đầu người cũng không sụt giảm quá nhiều trong tiến trình công nghiệp hóa.
Thứ hai là phải tổ chức lại một dây chuyền thúc đẩy dịch chuyển kinh tế từ cơ cấu lao động trong nông nghiệp bằng cách phát triển nhiều ngành nghề sản xuất và dịch vụ ở nông thôn, tạo ra vị thế mới, sinh khí mới cho nông thôn. Thông qua đó, phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ mà không sợ quá trình đô thị hóa.
Thứ ba, trong nông nghiệp, cần tổ chức liên kết để tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa lớn, bảo đảm quyền cung cấp nguyên liệu, phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, chợ ở nông thôn tương đương với các nơi khác để người nông dân có được điều kiện tiếp cận trực tiếp với thị trường mở cửa thời hội nhập. Tuy nhiên, một quy luật chúng ta phải tính đến là khi thay đổi môi trường, sẽ có quy luật phân phối không đều, và điều quan trọng là chúng ta phải tìm cách để hạn chế tác động của việc này. Phải chuyển dịch kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp thì chúng ta mới phát triển mạnh.
* Giám đốc Công ty Cổ phần An Hưng Huỳnh Thị Khiết: Hiện nay, Hoa Kỳ đang giám sát hàng may mặc vào nước họ và chuẩn bị cho việc áp đặt bán phá giá. Doanh nghiệp chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn hàng cũng như điều kiện vận chuyển, nguồn nhân lực hạn chế. Trước thách thức như vậy, doanh nghiệp cần phải làm gì, thưa Bộ trưởng?
- Một trong những kết quả toàn cầu hóa là khi chúng ta gia nhập WTO, họ sẽ áp đặt chúng ta một thời gian sau, giống như họ đã từng áp đặt Trung Quốc. Nhưng chúng ta đã đấu tranh và sự áp đặt đó đã được bãi bỏ. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự do xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may của Hoa Kỳ có quyền được bảo hộ và họ liên kết được với một số nghị sĩ để cho rằng Việt
Để thông qua được quy chế thương mại của Thượng nghị viện Hoa Kỳ cũng như một số bảo hộï của chúng ta, phía Hoa Kỳ đã cam kết rằng sẽ theo dõi để chống việc hàng dệt may của Việt
MINH CHÂU (lược ghi)