Nhiều người cho rằng, cá mập xuất hiện liên tục ở gần bờ vừa qua ở vùng biển giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên là do tác động của biến động khí hậu. Tuy nhiên, PGS-TS Võ Sĩ Tuấn, Phó viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang cho rằng: “Đó chỉ là phỏng đoán, vì hiện nay ở nước ta vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về cá mập”.
Ngư dân Trần Văn Đực ở thôn Dân Phú 1, xã Xuân Phương, TX Sông Cầu câu được con cá mập nhám ở vùng biển TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) ngày 5/3 - Ảnh: TN
* Ở Việt Nam, đã có khi nào cá mập liên tục áp sát bờ như thời gian vừa qua không?
- Về góc độ tự nhiên thì nhiều vùng biển nước ta có cá mập, cá nhám nhưng đều thuộc loại hiền và sống ở ngoài khơi. Cá mập chỉ vào bờ (ở các ghềnh đá) để đẻ, sau đó lại bơi ra khơi. Ngư dân ở Bình Định, Phú Yên vẫn thường đi săn cá mập, cá nhám. Tuy nhiên, chưa ghi nhận trường hợp nào cá mập vào sát bờ để cắn, ăn thịt như ở
* Vậy nguyên nhân nào khiến cá mập liên tục xuất hiện ở vùng biển Quy Nhơn như vừa qua?
- Hiện nay, chỉ có thể nói đây là một hiện tượng bất thường. Còn để khẳng định nguyên nhân của nó thì là một nhà khoa học tôi không thể phỏng đoán vì cho đến nay, nước ta vẫn chưa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu về cá mập.
* Chỉ trong vòng 1 tháng (từ 4/2- 5/3/2010) ngư dân liên tục bắt được cá mập loại lớn gần bờ khiến nhiều người hết sức hoang mang. ông có khuyến cáo gì?
- Với những gì xảy ra vừa qua thì đúng là người dân mà nhất là người tắm biển e ngại là phải. Nhưng không nên hoảng hốt vì đây chỉ là việc đột xuất, không thường xuyên. Tuy nhiên, người tắm biển cũng cần cảnh giác, nên đi thành đoàn để có thể giúp nhau khi có tình huống bất trắc. Không những thế, khi cá thấy đông người, chúng cũng sẽ sợ bỏ đi ra xa. Ngoài ra, ngành chức năng cần lập trạm cứu hộ đặt tại bãi tắm để có thể ứng cứu kịp thời người tắm biển khi họ gặp bất trắc.
* Có người đề xuất nên dùng lưới rào một khu vực vùng biển để phòng ngừa cá dữ như ở nước ngoài. Tính khả thi của giải pháp trên như thế nào với các bãi biển Việt
- Các nước dùng phương pháp ấy vì vùng biển có nhiều cá mập dữ, người tắm biển thường xuyên bị tấn công, có khi đến mất mạng. Ví dụ ở Úc, mùa đông lạnh, dân không tắm biển được. Đến mùa hè, người ta dọn bãi để đuổi cá dữ đi xa, sau đó giăng lưới xung quanh bãi tắm cho an toàn. Hết mùa hè lại tháo ra. Còn ở Việt Nam, mà “nóng” nhất hiện nay là TP Quy Nhơn, như tôi đã khẳng định, cá tấn công người chỉ là đột xuất. Vì thế, nếu đề cập đến việc dùng lưới rào để đảm bảo an toàn, chưa chắc đã hợp lý và cần thiết. Đó là chưa nói đến phương án này sẽ rất tốn kém.
* Vậy về lâu về dài cần có một nghiên cứu chuyên sâu để sống chung với cá mập?
- Đúng vậy. Chỉ có những nghiên cứu chuyên sâu thì mới giải thích được lý do vì sao cá mập lại xuất hiện gần bờ như vừa qua. Quan trọng hơn là để biết được sự phân bố và các loại cá mập ở biển Việt
TRẦN THẢO (