Trong thời đại công nghiệp hóa thì môi trường là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại, trong đó biến đổi khí hậu (BĐKH) là đề tài thời sự nóng bỏng nhất. Trái đất- ngôi nhà chung của loài người đứng trước nguy cơ mất dần sắc xuân bởi vì con người chưa tìm được tiếng nói chung để chống lại BĐKH.
Mùa khô - Ảnh: KIM SA |
Thủ tướng Anh Gordon Brown cho rằng: Nếu không ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, GDP toàn cầu sẽ giảm 20%. Mức thiệt hại kinh tế này lớn hơn tổn thất do hai cuộc chiến tranh thế giới và cuộc khủng hoảng đại suy thoái gây nên. Mỗi năm thế giới không chỉ mất hàng trăm nghìn sinh mạng người do hạn hán và lũ lụt, mà còn phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong vài thập niên gần đây. Đó là nguy cơ về mặt nhân đạo, sinh thái và kinh tế.
Mặc dù Việt
Từ vài thập kỷ gần đây, rừng đầu nguồn phía tây bị tàn phá nhiều, địa mạo vùng duyên hải Trung bộ ngày càng không ổn định, thể hiện rõ nhất là lở núi, lòng các hồ đập bị lấâp dần, các cơn lũ tràn và lũ quét đổ ra biển Đông. Lòng sông, địa mạo các cửa sông thay đổi nhiều sau mỗi mùa lũ. Những năm gần đây, tình hình bờ biển bị xâm thực, triều cường xảy ra nhiều hơn. Cùng với hậu quả của các cơn bão hay lũ quét thường xảy ra vào mùa mưa hàng năm, sự đe dọa của nước biển dâng tác động lên hạ tầng cơ sở dọc bờ biển theo mùa, theo kỳ triều cũng thường xuyên hơn. Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, xã hội, văn hóa và du lịch tập trung phần lớn ở vùng đồng bằng và ven biển dọc miền Trung sẽ chịu sự uy hiếp mạnh mẽ từ mực nước biển dâng. Cơn lũ lịch sử cuối năm vừa qua là một minh chứng sự tác động tiêu cực của BĐKH mà Phú Yên là tỉnh hứng chịu hậu quả nặng nề, thiệt hại hơn 3.000 tỉ đồng, tương đương với 27,2% GDP của tỉnh và gấp 3 lần tổng thu ngân sách địa phương năm 2009.
Kịch bản BĐKH, nước biển dâng của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ thông qua, cho biết: vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ ở nước ta có thể tăng 2,3oC so với trung bình thời kỳ 1980-1999; mức tăng nhiệt độ dao động từ 1,6 đến 2,8oC ở các vùng khí hậu khác nhau. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc và Bắc Trung bộ tăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía
PGS. TS Trần Thục, Viện trưởng Viện Khí tượng thủy văn và Môi trường, cơ quan chịu trách nhiệm triển khai nhiệm vụ xây dựng kịch bản BĐKH, cho biết: đối với vùng duyên hải miền Trung, BĐKH sẽ ảnh hưởng trên các mặt: biến động về mặt tự nhiên tác động lên kết cấu hạ tầng, lên các ngành kinh tế nông nghiệp và du lịch; sức hút đầu tư có thể bị ảnh hưởng; xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng tốn kém hơn; sẽ diễn ra sự dịch chuyển dân cư, lao động, các đô thị và cơ sở kinh tế trong nội vùng từ vùng thấp lên vùng cao, và ra ngoài vùng… Những biến động đó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của vùng duyên hải miền Trung, mà còn đối với cả nước vì kết cấu hạ tầng nối liền Bắc
Mỗi địa phương cần xác định phát triển kinh tế nhưng phải gắn với công tác bảo vệ môi trường, hãy cùng nhau thực hiện những hành động thiết thực góp phần bảo vệ trái đất - ngôi nhà chung của chúng ta giữ mãi sắc xuân.
MAI ANH