Cử tri một số địa phương kiến nghị: Nhà nước cho phép khai thác tận thu sản phẩm phi lao trên diện tích đất rừng trồng đã có quyết định thu hồi để giao cho các dự án. Việc này được thực hiện như thế nào?
Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn trả lời: Sản phẩm rừng trồng trên đất được đền bù theo giá quy định của Nhà nước tại quyết định số 63/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành bảng đơn giá bồi thường đối với cây trồng trên địa bàn tỉnh do nhà đầu tư chi trả, thì sản phẩm và thời gian giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư quyết định. Tuy nhiên, để giải quyết việc cho chủ rừng khai thác tận thu sản phẩm rừng trồng sau khi có quyết định thu hồi để giao cho các dự án và đã nhận đền bù thì phải có văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư và chủ rừng bị thu hồi đất về việc xử lý tài sản trên đất và phải được ghi trong phương án đền bù được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn xem xét, cấp giấy phép khai tác tận thu lâm sản trong vùng đất giải tỏa đền bù theo quyết định của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn về ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.
Việc xem xét áp giá trị đền bù các loại cây trồng phù hợp thực tế biến động của thị trường. Vấn đề này, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn được biết, việc áp giá đền bù đối với các dự án phát triển kinh tế, công trình hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng được áp dụng theo bảng quy định của UBND tỉnh và các thỏa thuận cần thiết để đảm bảo lợi ích hợp pháp của đối tượng thuộc diện bị thu hồi đất, rừng và áp dụng mục 2 phần ghi chú của quyết định số 63/2008/QĐ-UBND “các loại cây lấy gỗ: cây sao, dầu, xà cừ, bạch đàn, keo lá tràm, dương liễu đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị của cây được bồi thường bằng giá bán từng cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước tại thời điểm bồi thường”. Cơ quan lập phương án đền bù phải thực hiện đúng quy định trên nguyên tắc thống nhất thỏa thuận giữa các bên và công khai minh bạch.