Thứ Ba, 26/11/2024 00:23 SA
Để những chuyến biển an toàn, bội thu (kỳ 1)
Thứ Năm, 15/08/2024 07:00 SA

Tàu cá của ngư dân TP Tuy Hòa hoạt động đánh bắt ở ngư trường Trường Sa, gần đảo Đá Thị. Ảnh: LẠC HỒNG

Đẩy mnh tuyên truyn, ph biến pháp lut cho ngư dân nhm chung tay g th vàng ca y ban Châu Âu đối vi thy sn nước ta là nhim v cp bách ca toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Bng nhiu cách làm đổi mi, sáng to và hiu qu, Đảng y BĐBP đã phát huy vai trò ca cán b, đảng viên trong tuyên truyn nâng cao nhn thc cho ngư dân chng khai thác bt hp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU), quyết tâm g th vàng, xây dng ngh cá minh bch, trách nhim và bn vng. T năm 2019 đến nay, không có tàu cá nào ca ngư dân Phú Yên vi phm vùng bin nước ngoài b bt gi, x lý. Đây là mt trong nhng n lc rt ln ca các cp, ngành, địa phương trong tnh, trong đó có lc lượng BĐBP.

 

Kỳ 1: Vì những con tàu xa bờ

 

Trong khi hành nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng giáp ranh, vì mải mê đi theo luồng cá, nhiều tàu cá của ngư dân vô tình xâm phạm vùng biển của nước ngoài và bị lực lượng chấp pháp của họ bắt giữ, tịch thu ngư cụ, đốt phương tiện, có người ngồi tù, sau đó gia đình phải mất nhiều tiền để chuộc về.

 

Gia ln ranh sinh t

 

Vào một ngày trung tuần tháng 9, cách đây 15 năm, tàu đánh cá PY-2060TS do ông Phạm Cu và PY-90926TS do ông Ngô Ngọc Cẩn (cùng trú phường 6, TP Tuy Hòa) làm thuyền trưởng, cùng 18 ngư dân hành nghề câu cá ngừ đại dương trên tàu bị lực lượng của Malaysia bắt giữ.

 

“Tôi còn nhớ hôm đó là đêm 14/9/2009, vì mải mê bám theo luồng cá, tàu vô tình lấn vào vùng biển của Malaysia lúc nào không ai hay. Đến khi tàu của lực lượng chấp pháp nước họ áp sát, nhiều người mặc sắc phục với vũ khí lăm lăm trên tay mọi người mới tá hỏa. Bị người nước ngoài bắt giữ, mọi người rất hoảng loạn”, ông Cẩn nhớ lại.

 

Sau khi sự việc xảy ra, họ lai dắt tàu cá và buộc toàn bộ 20 người lên một cảng biển và giam giữ ở đó nhiều ngày. Người nhỏ tuổi nhất là Tí Xíu, khi đó chưa tròn 18 tuổi được họ cho về Việt Nam để thông báo với người nhà gửi tiền sang nộp phạt. Những người còn lại bị giam giữ, câu lưu gần 5 tháng trong điều kiện “cơm tù, nước lã”.

 

Trong thời gian ấy, mọi người chỉ được phép liên lạc với gia đình một vài lần cùng một nội dung là gửi tiền sang để chuộc thân, nếu không sẽ bị phạt tù. Mãi đến ngày 12/2/2010, toàn bộ ngư dân mới được phía Malaysia cho về nước bằng đường hàng không thông qua đại diện Đại sứ quán Việt Nam.

 

Nhân viên Trạm Kiểm soát biên phòng Đà Nông Huỳnh Kim Đỉnh giải quyết thủ tục cho ngư dân trước khi xuất cảng, lồng ghép tuyên truyền về IUU. Ảnh: LẠC HỒNG

 

“Trải qua thời gian cơ cực trong trại tạm giam, khi thông dịch viên đến báo sẽ được về nhà trước tết Nguyên đán ai cũng mừng vui hớn hở. Lúc xuống sân bay Tân Sơn Nhất, gặp người nhà vô đón, mọi người mới tin là mình đã về Việt Nam, là vẫn còn sống, ai cũng bật khóc. Trước đó, mặc dù chúng tôi đã nộp đủ tiền phạt theo yêu cầu của họ, nhưng toàn bộ ngư cụ và 2 chiếc tàu trị giá nhiều tỉ đồng đều bị phía Malaysia tịch thu”, ông Phạm Cu xót xa.

 

Theo đại tá Nguyễn Thanh Hương, Phó Chỉ huy trưởng - Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh, trong những năm 2000 và 2010, hàng chục tàu cá của ngư dân Phú Yên vi phạm trong khai thác IUU bị lực lượng chấp pháp của các nước Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia… bắt giữ, tịch thu máy định vị và toàn bộ ngư cụ, hải sản đánh bắt được. Một số trường hợp ngư dân còn bị xử phạt tù…

 

Đỉnh điểm là trường hợp tàu cá PY-96173TS do ông Phạm Tô (SN 1979, trú phường Phú Đông, TP Tuy Hòa) làm thuyền trưởng (đồng thời là chủ phương tiện), xâm phạm vùng biển của Philippines. 2 trong số 7 ngư dân trên tàu cá này là L.V.R và P.N.L (cùng sinh năm 1977, ở phường Phú Đông, TP Tuy Hòa) bị lực lượng chức năng của nước này bắn chết; những người còn lại bị giam giữ một thời gian dài.

 

Du n quân hàm xanh

 

Từ thực tế trên, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh triển khai quyết liệt các giải pháp phòng chống; ban hành nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống khai thác IUU.

 

Đại tá Nguyễn Thanh Hương cho biết: Triển khai thực hiện Chỉ thị 681-CT/ĐU, ngày 8/10/2018 của Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP về việc phân công đảng viên đồn biên phòng phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới gắn với thực hiện Quy định tạm thời 2373-QĐ/BTV, ngày 6/12/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về trách nhiệm, mối quan hệ công tác của đảng viên đồn biên phòng tham gia sinh hoạt tại chi bộ thôn, khu phố các xã, phường ven biển, đảng ủy các đồn biên phòng đã ra quyết định phân công, giao nhiệm vụ cho từng đảng viên phụ trách hộ gia đình. Trong đó có 44 đảng viên trực tiếp phụ trách tuyên truyền 68 hộ ngư dân thuộc nhóm nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU, tập trung ở 13 địa bàn trọng điểm.

 

TP Tuy Hòa được mệnh danh là thủ phủ của nghề câu cá ngừ đại dương. Đây cũng là địa phương có số lượng tàu cá nhiều nhất tỉnh với 588 phương tiện, trong đó có 345 phương tiện đánh bắt xa bờ, hoạt động ở những ngư trường giáp ranh với vùng biển các nước Malaysia, Indonesia, Philippines… thuộc nhóm nguy cơ cao vi phạm IUU.

 

 

Để ngăn chặn tình trạng ngư dân vi phạm IUU, thượng úy Đỗ Hoàng Hiệp, Trưởng trạm Kiểm soát biên phòng Đà Rằng (Đồn Biên phòng Tuy Hòa) chia sẻ: Cùng với tuyên truyền, vận động các chủ phương tiện, thuyền trưởng tàu đánh bắt xa bờ thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển, đảo, trong thời gian qua, cán bộ chiến sĩ của trạm không ngại nắng mưa, khó khăn, vất vả, đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, lên từng tàu cá tuyên truyền, phổ biến các văn bản về chống khai thác IUU, yêu cầu các thuyền trưởng ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài trước khi rời cảng. Trạm cũng đã phối hợp với Văn phòng đại diện Cảng cá Đông Tác nắm chắc mọi hoạt động của các tàu cá đánh bắt xa bờ, lưu lại trên biển dài ngày để kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm, thông báo cho chủ phương tiện dừng hải trình và hành vi vi phạm. Đồng thời nhắc nhở, xử lý kịp thời những chủ phương tiện không duy trì thường xuyên thiết bị giám sát hành trình, qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân trên địa bàn trong quá trình khai thác hải sản trên biển.

 

Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam quản lý địa bàn 4 phường, xã: Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam và Hòa Tâm với 467 phương tiện tàu cá. Được cấp ủy, chỉ huy Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam phân công theo dõi, tuyên truyền về IUU tại cảng cá Phú Lạc, hằng ngày thượng úy Huỳnh Kim Đỉnh, nhân viên Trạm Kiểm soát biên phòng Đà Nông cùng các thành viên tổ công tác địa bàn phối hợp với Văn phòng đại diện Cảng cá Phú Lạc và các ban lạch tổ chức phát tờ rơi, tờ gấp và trực tiếp lên các tàu cá, đến từng gia đình gặp gỡ các chủ phương tiện, thuyền trưởng và bà con ngư dân tuyên truyền, vận động họ tích cực hưởng ứng chống khai thác IUU, không xâm phạm vùng biển nước ngoài.

 

Ông Nguyễn Hữu Bi, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Phú Thọ 3 tâm đắc: “Nhờ được BĐBP tuyên truyền, nhắc nhở thường xuyên, ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân được nâng lên. Từ nhiều năm qua, không có trường hợp tàu cá nào của ngư dân địa phương xâm phạm vùng biển nước ngoài”.

 

Kỳ 2: Đi tng ngõ, gõ tng thuyn

 

LẠC HỒNG - KIỀU MY

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek