Là người sáng lập Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào công nhân, xây dựng và rèn luyện Đảng ta trở thành đội quân cách mạng tiên phong, dẫn dắt toàn dân làm cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (1/5/1952). |
Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy động lực vĩ đại của cách mạng Việt
Từ đó, thi đua yêu nước của nhân dân ta trở thành động lực tinh thần to lớn đoàn kết dân tộc. Phong trào thi đua lan rộng trong cả nước đưa tới thắng lợi cho kháng chiến chống xâm lược và đạt nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhất là trong hơn 20 năm đổi mới để nước ta tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhìn lại các phong trào thi đua yêu nước từ khi Bác ra lời kêu gọi thi đua yêu nước, chúng ta nhận thấy thi đua là động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội và xây dựng con người mới trong từng giai đoạn cách mạng với những đặc điểm, yêu cầu và mục tiêu cụ thể. Những thành tích trong các phong trào thi đua luôn gắn với nỗ lực phấn đấu của các tầng lớp, đồng bào, các thành phần giai cấp xã hội, từ tuổi nhỏ đến tuổi lớn, các vùng miền trên Tổ quốc. Điều đó nói lên thi đua yêu nước đã khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, khẳng định bản chất dân chủ của chế độ xã hội mới. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt
Điều có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của thi đua yêu nước là cải biến con người và xã hội. Thông qua phấn đấu, rèn luyện trong thực tiễn đời sống sản xuất, công tác mà con người tiến bộ về mọi mặt, xã hội tốt đẹp hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Người chỉ ra rằng, công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua. Thi đua là để công việc ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua. Mục tiêu thi đua gắn liền với công việc hàng ngày, mỗi đơn vị, cá nhân ra sức phấn đấu làm việc, công tác đạt kết quả tốt hơn. Bác đặc biệt quan tâm công tác tổ chức thi đua và chăm lo xây dựng, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi đua, tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm về thi đua.
Hiện nay, nước ta đang ở thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập để từng bước thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Thi đua yêu nước phải động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Việc lớn cần tập trung làm là đề cao vai trò làm chủ đất nước của toàn dân, phát huy cao độ nội lực thi đua yêu nước. Thực hiện thật tốt lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: Mọi người đều làm chủ thì mọi người phải ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội, tức là phải thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, tức là thực hiện khẩu hiệu “cần kiệm xây dựng Tổ quốc”.
Trong những nội dung thi đua yêu nước hiện nay, thì nội dung quan trọng là thi đua học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hàng đầu là thi đua sản xuất, phát triển kinh tế, bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và nền kinh tế đất nước gặp khó khăn do lạm phát và biến đổi khí hậu toàn cầu, các cấp, các ngành, mỗi địa phương, mỗi người cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp Chính phủ đề ra về kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường, bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm đời sống mọi người dân, nhất là những người nghèo. Cùng với thi đua phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, rất cần thiết ra sức thi đua xây dựng đời sống văn hóa, làm việc theo pháp luật, thực hành cần, kiệm, liêm, chính; phòng chống tham ô, tham nhũng, quan liêu và các tệ nạn xã hội khác. Đó là những việc làm thiết thực, có ý nghĩa để thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh: Thi đua là yêu nước và những người thi đua là những người yêu nước nhất.
Có gì vinh quang bằng thi đua ái quốc, mỗi người đem sức lực cống hiến và xây đắp cho “hiện tại và tương lai vẻ vang của nước ta”.
PHẠM VĂN KHÁNH