Về nhiệm kỳ Đại hội CĐ các cấp, theo tôi nên quy định lại nhiệm kỳ CĐCS như CĐ cấp trên cơ sở (5năm) để tránh sự biến động lớn đối với BCH CĐCS như trước đây quy định nhiệm kỳ CĐCS 5 năm 2 lần đại hội, nhất là khi các đồng chí chủ tịch CĐCS tham gia BCH Công đoàn cấp trên.
Trong trường hợp cơ sở có sự thay đổi lớn về nhiệm vụ cơ bản, hoặc khuyết trên 50% số ủy viên BCH... thì áp dụng hình thức đại hội bất thường như Điều lệ quy định. Ngoài các điều kiện cũ về tổ chức đại hội bất thương, nên bổ sung thêm điều kiện để tổ chức đại hội bất thường là: Khi có sự thay đổi lớn về nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh của cơ quan, doanh nghiệp.
Sản xuất hạt điều ở KCN Hòa Hiệp - Ảnh: B.HÀ |
Về hội nghị toàn thể, hộâi nghị đại biểu (Điều 8). Do tình hình sản xuất, kinh doanh, nhiệm vụ chính trị... của doanh nghiệp, cơ quan có sự thay đổi lớn hàng năm nên CĐCS phải tổ chức hội nghị toàn thể, hoặc hội nghị đại biểu đoàn viên hàng năm để xây dựng và thông qua nghị quyết về chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hôï Công đoàn toàn nhiệm kỳ.
Trong Chương III: Tổ chức công đoàn. Quy định công đoàn cơ sở, nghiệïp đoàn tổ chức theo 4 loại hình (Điều 14). Theo tôi, tùy theo quy mô của CĐCS, nếu trên 1000 đoàn viên, hoạt động trên những địa bàn, lĩnh vực khác nhau thì nên thành lập công đoàn bộ phận. Tuy nhiên phải quy định rõ chức năng, quyền hạn của công đoàn bộ phận; CĐ bộ phận cũng được quyền giữ lại một phần đoàn phí để làm kinh phí hoạt động. Nếu công đoàn bộ phận hoạt độïng không có hiệu quả, sau khi đã chấn chỉnh vẫn không duy trì được hoạt động thì BCH CĐCS có quyền giải tán CĐ bộ phận.
TRẦN QUANG HẢI
(Công đoàn Viên chức Phú Yên)