* Chủ tịch Nguyễn Minh Triết gặp lãnh đạo Quốc hội Mỹ
Lúc 11h30 sáng 21/6 theo giờ Mỹ, tức 22h30 giờ Việt Nam, Chủ tịch nước tới dự lễ đón tiếp của các giới tại Washington D.C. do Hội đồng thương mại Mỹ và Phòng thương mại Mỹ đồng tổ chức. Chủ tịch nước đã chứng kiến lễ ký kết Hiệp định khung về thương mại và đầu tư TIFA và nhiều hợp đồng kinh tế. Chủ tịch nước đã có bài phát biểu trước các nhà tài trợ, và khoảng 20 CEO của các tập đoàn hàng đầu nước Mỹ.
Chủ tịch nước chứng kiến hai bên trao đổi văn bản Hiệp định. Ảnh: Reuters.
Trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Carlos Guitierez, Phó đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Karan Bhatia và ông Nguyễn Cẩm Tú - Thứ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam - đã đặt bút ký vào thỏa thuận quan trọng này.
Theo TIFA, hai bên sẽ thành lập một Hội đồng hợp tác song phương mà đứng đầu hai phía đã được nâng lên là lãnh đạo cấp bộ trưởng để có những quyền hạn lớn hơn trong việc bàn những định hướng lớn, chính sách lớn, những sáng kiến hợp tác mới thúc đẩy quan hệ song phương cũng như bàn các biện pháp giải quyết vướng mắc trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại hai bên bao gồm cả những khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp hai bên. Đây là hiệp định được đánh giá là ghi một cộc mốc hợp tác song phương mới trong quan hệ Việt
Hiệp định này được xem là bước tiếp theo của Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) ký năm 2000 và là bước mở đầu của một hiệp định thương mại tự do.
Trong ngày cũng diễn ra các lễ ký giữa Tập đoàn Dầu khí Chevron với Petro Việt Nam, Tập đoàn Microsoft với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tập đoàn Microsoft với Tập đoàn FPT và CMC, Tập đoàn Motorola ký với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công ty SSA Marine ký với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), tổng trị giá hợp đồng lên tới hơn 1 tỉ USD.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tặng quà lưu niệm bà Barshefsky. Ảnh: VNN.
Trước đó, trong buổi sáng, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã tiếp bà Charlene Barshefsky - cựu Đại diện Thương mại Hoa Kỳ thời Tổng thống B.Clinton, hiện là cố vấn của bà Hillary Clinton. Tại buổi tiếp, Chủ tịch đánh giá cao những nỗ lực của bà Charlene Barshefsky đối với việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là việc hoàn tất thương lượng Hiệp định Thương mại song phương (BTA). Chủ tịch bày tỏ vui mừng với việc bà tiếp tục giữ các cương vị quan trọng để có thể đóng góp hơn nữa cho quan hệ với Việt Nam, Chủ tịch rất cảm kích trước việc bà tiếp tục có những hợp tác với Việt Nam như đã giúp đưa Tập đoàn Intel vào đầu tư tại Việt Nam. Đóng góp của cá nhân bà đã thúc đẩy đầu tư vào TP.HCM. Việt
Sau buổi gặp, Chủ tịch nước và phái đoàn Việt Nam đến thăm gia đình nông dân Mỹ E.Paul Breaux, ông chủ của nông trại Breaux Vineyeards, vùng Purcellville, Virginia, thăm hỏi về đời sống của những người dân thường Mỹ.
* 15h chiều 21/ 6, Chủ tịch nước đến Capitol Hill gặp Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và lãnh đạo cả hai viện Quốc hội Mỹ bao gồm: lãnh tụ phe đa số tại Hạ viện, ông S.Hoyer; Chủ tịch Ủy ban Tài chính và thuế vụ Hạ viện Charles Rangel; Lãnh tụ đảng Cộng hòa tại Hạ viện John Boehner; Hạ nghị sỹ George Miller; Thượng nghị sĩ Harry Reid - lãnh tụ phe đa số tại Thượng viện; Thượng nghị sĩ McConnel- lãnh đạo Cộng hòa tại Thượng viện và các nghị sĩ ủng hộ quan hệ hai nước tại Quốc hội Mỹ.
Trước đó, Chủ tịch nước đã dự cuộc gặp gỡ và chiêu đãi chào mừng của các giới tại Washington DC do Hội đồng Thương mại Mỹ - ASEAN và Phòng Thương mại Mỹ đồng tổ chức. Chủ tịch cũng có cuộc gặp với khoảng 20 CEO hàng đầu của Mỹ. Chủ tịch cũng đã đi thăm một gia đình nông dân Mỹ tại tiểu bang
Chủ tịch cũng đã thăm triển lãm "Không gian Văn hóa Việt
K. UYÊN (Tổng hợp)