Thực hiện chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng về “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế", “là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, thời gian qua Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia có chất lượng, hiệu quả vào các công việc chung của cộng đồng quốc tế.
Các nước chúc mừng Việt |
Cùng với việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện và thể hiện quan điểm coi quyền con người là giá trị và nguyện vọng chung của nhân loại, đồng thời thể hiện chính sách nhất quán tôn trọng, bảo đảm quyền con người và chủ trương tăng cường đóng góp, thúc đẩy hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này.
Từ thành tựu và kinh nghiệm Đổi mới toàn diện dựa trên ba trụ cột là tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm quyền con người, trong 26 năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy và bảo vệ tốt hơn các quyền con người trên thế giới.
Tích cực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
Tại Việt
Nội dung các quyền cơ bản và phổ cập nêu trên của con người không ngừng được cụ thể hóa và hoàn thiện trong các văn bản luật và dưới luật của Việt Nam, phù hợp với tinh thần và các chuẩn mực được nêu trong Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới và các công ước quốc tế của Liên hợp quốc về nhân quyền.
Điều này đã tạo khuôn khổ vững chắc cho việc hoạch định các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển vì các quyền và tự do cơ bản của người dân.
Các cơ chế bảo vệ và đảm bảo quyền con người ở Việt
Nhân dân là người quyết định mọi công việc của Nhà nước và xã hội, có quyền và điều kiện thuận lợi để tham gia ngày càng tích cực vào công việc của Nhà nước và xã hội thông qua Quốc hội, các cơ quan chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, qua đó các quyền của họ được đảm bảo từ quá trình hoạch định chính sách, đến thực thi và giám sát thực hiện.
Việt Nam đang triển khai đồng bộ các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hệ thống luật pháp và tư pháp, cải cách hành chính, tăng cường thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân.
Trên thực tế tại Việt
Việt
Đồng thời với các thành tựu đó là sự tham gia tích cực và tiếng nói của người dân ngày càng được đề cao. Các quyền của nhân dân được đảm bảo ngày một tốt hơn, thông qua việc thực hiện hiệu quả hơn các quyền dân chủ trực tiếp (bầu cử, ứng cử) và gián tiếp (thông qua các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), quyền bày tỏ ý kiến, theo dõi giám sát và sự vận hành tốt hơn của cơ chế khiếu nại, tố cáo.
Thông tin, báo chí tại Việt Nam phát triển mạnh cả về số lượng và loại hình, việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin, Internet cũng phát triển nhanh, được các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc đánh giá là một trong những nước dẫn đầu về lĩnh vực này. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phong phú, sôi động, với sự phát triển của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới và các tôn giáo, tín ngưỡng nội sinh, cả về số lượng tổ chức và tín đồ, cơ sở tôn giáo, thờ tự, đào tạo, xuất bản phẩm…
Nỗ lực đóng góp tại các diễn đàn đa phương
Việt Nam chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển; tích cực tham gia với tinh thần xây dựng và có trách nhiệm vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, đa phương và song phương trên mọi lĩnh vực, trong đó có việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người.
Việt Nam là thành viên của 8 Công ước quốc tế quan trọng về nhân quyền, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; Công ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước quốc tế về quyền trẻ em (Việt Nam là nước châu Á đầu tiên phê chuẩn Công ước này).
Ngoài ra, Việt
Năm 2012, Việt Nam đã trình bày báo cáo quốc gia định kỳ tại Ủy ban các Công ước về xóa bỏ phân biệt chủng tộc và về quyền trẻ em, hoàn thành báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Trong năm nay, báo cáo quốc gia về việc thực hiện Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) cũng sẽ được hoàn thành.
Tháng 12/2011, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội buôn bán người, đặc biệt là tội buôn bán phụ nữ và trẻ em. Công ước về quyền của người khuyết tật và xem xét gia nhập Công ước chống tra tấn đang được tiến hành thủ tục phê chuẩn. Việt
Với việc tích cực tham gia vào các hoạt động quốc tế về nhân quyền tại các cơ quan và diễn đàn của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên và tích cực đóng góp cho công việc của Ủy ban Nhân quyền (2001-2003), Hội đồng kinh tế-xã hội (2000-2002), Ủy ban phát triển xã hội (nhiệm kỳ 2002-2004 và 2012-2014), Hội đồng Bảo an (2008-2009).
Trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã chủ trì thương lượng Tuyên bố của Chủ tịch về “Trẻ em và xung đột vũ trang” và Nghị quyết 1889 về “Phụ nữ và hòa bình và an ninh”. Đặc biệt coi trọng và tham gia tích cực các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đánh giá cao Cơ chế kiểm điểm phổ cập định kỳ (UPR), coi đây là cơ chế hiệu quả để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nước, qua đó thúc đẩy và đảm bảo tốt hơn các quyền con người.
Việt Nam đã trình bày Báo cáo UPR lần thứ nhất năm 2009, được các nước và Hội đồng Nhân quyền đánh giá cao về sự chuẩn bị nghiêm túc với nội dung phong phú và cách tiếp cận xây dựng. Việt
Bên cạnh đó, các nước trong khu vực đã ghi nhận những đóng góp thiết thực nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác trong ASEAN của Việt Nam, trong đó có hợp tác về nhân quyền, đặc biệt trong quá trình xây dựng Hiến chương và Cộng đồng ASEAN, việc thành lập và hoạt động của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR). Năm 2010, với vai trò Chủ tịch ASEAN và AICHR, Việt
Vừa qua, Việt Nam cũng đã đóng góp tích cực vào việc soạn thảo Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Phnom Penh tháng 11/2012. Tuyên bố này đã khẳng định các cam kết của ASEAN về nhân quyền phù hợp với các chuẩn mực phổ cập quốc tế, tạo khuôn khổ cho việc tăng cường hợp tác trong ASEAN nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực.
Việt Nam cũng tăng cường hợp tác, đối thoại song phương với nhiều nước về nhân quyền để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền con người tại Việt Nam và các nước liên quan. Đặc biệt, Việt Nam có cơ chế đối thoại nhân quyền hàng năm với Mỹ, EU, Thụy Sĩ, Nauy, Úc và các bên liên quan đều đánh giá tích cực kết quả đối thoại.
Như vậy với đường lối chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, Việt
Qua đó, Việt
Theo TTXVN