Theo bản tin của Bộ Y tế, tính từ 17 giờ ngày 14/9 đến 17 giờ ngày 15/9, Việt Nam ghi nhận 10.585 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 10.583 ca ghi nhận trong nước, trong đó có 5.823 ca trong cộng đồng.
Trong ngày, có 14.189 bệnh nhân khỏi bệnh và 250 ca tử vong.
Thông tin các ca nhiễm mới
Tính từ 17 giờ ngày 14/9 đến 17 giờ ngày 15/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.585 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 10.583 ca ghi nhận trong nước Thành phố Hồ Chí Minh (5.301), Bình Dương (3.228), Đồng Nai (808), Long An (424), Kiên Giang (183), Tiền Giang (93), An Giang (59), Quảng Bình (58), Cần Thơ (53), Tây Ninh (48), Đồng Tháp (45), Khánh Hòa (33), Bình Định (31), Bình Phước (27), Đắk Nông (26), Bình Thuận (19), Bà Rịa - Vũng Tàu (18), Quảng Ngãi (15), Phú Yên (14), Hà Nội (14), Bạc Liêu (13), Cà Mau (10), Thừa Thiên - Huế (10), Quảng Nam (9), Đà Nẵng (9), Bến Tre (9), Ninh Thuận (8 ), Thanh Hóa (7), Vĩnh Long (3), Hưng Yên (3), Nghệ An (2), Lào Cai (1), Bắc Ninh (1), Lâm Đồng (1) trong đó có 5.823 ca trong cộng đồng.
Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 87 ca. Tại TP Hồ Chí Minh giảm 1.011 ca, Bình Dương tăng 1.050 ca, Đồng Nai tăng 31 ca, Long An tăng 45 ca, Kiên Giang tăng 26 ca. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 11.621 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 645.640 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.562 ca nhiễm).
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 641.244 ca, trong đó có 409.876 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 14/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Phú Thọ, Ninh Bình.
Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP Hồ Chí Minh (315.088), Bình Dương (166.075), Đồng Nai (37.169), Long An (29.289), Tiền Giang (12.561).
Tình hình điều trị
Số bệnh nhân khỏi bệnh: Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 14.189. Tổng số ca được điều trị khỏi là 412.650.
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.008 ca, trong đó thở ôxy qua mặt nạ: 3.855; thở ôxy dòng cao HFNC: 1.113; thở máy không xâm lấn: 127; thở máy xâm lấn: 877; ECMO: 36 ca.
Số bệnh nhân tử vong: Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 250 ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh (189), Bình Dương (42), Đồng Nai (4), Long An (4), Đồng Tháp (3), Tây Ninh (2), Phú Yên (1), Trà Vinh (1), Gia Lai (1), An Giang (1), Khánh Hòa (1), Bà Rịa-Vũng Tàu (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 261 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 16.186 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Tình hình xét nghiệm
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 240.194 xét nghiệm cho 718.063 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 15.753.091 mẫu cho 45.813.130 lượt người.
Tình hình tiêm chủng
Trong ngày 14/9 có 866.668 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 31.254.856 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 25.420.169 liều, tiêm mũi 2 là 5.834.687 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
Bộ Y tế tham dự cuộc họp của Phó Thủ tướng với các Chuyên gia Tổng hội Y học Việt Nam về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Bộ Y tế dự thảo Hướng dẫn lộ trình từng bước trở lại trạng thái bình thường mới đối với TP. Hồ Chí Minh và các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Bộ Y tế có Công điện số 1409/CĐ-BYT gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét nghiệm và một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội.
Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế TP Hồ Chí Minh về việc kiểm tra hoạt động nghiên cứu thực phẩm chức năng Kovir điều trị COVID-19.
TP Hồ Chí Minh: Sở Y tế TP Hồ Chí Minh có công văn nhắc nhở các điểm tiêm trên địa bàn thành phố không được từ chối tiêm vắc xin mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 ở địa phương khác; yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Thủ Đức và quận, huyện duy trì và vận hành tốt các điểm tiêm trong và ngoài cơ sở y tế sẵn có; tiếp tục huy động lực lượng thực hiện đảm bảo công suất khoảng 200-250 mũi tiêm/ngày/đội tiêm để hoàn tất việc bao phủ vắc xin đúng tiến độ kế hoạch.
Hà Nội: ban hành Quyết định số 4093/QĐ-UBND về việc thành lập Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại Dự án xây dựng nhà 30T1, 30T2, ô đất A14, thuộc Khu đô thị Nam Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy).
Tỉnh Bình Dương: UBND TP Dĩ An ban hành văn bản về việc nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội. Theo đó, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ "vùng đỏ", "vùng cam," nới lỏng các hoạt động "vùng xanh", "vùng vàng", kiên trì thần tốc xét nghiệm, tiêm vắc xin, bóc tách F0 để chuyển hóa nhanh vùng đỏ, cam sang vàng, xanh và bảo vệ chặt, mở rộng thêm "vùng xanh" trên bản đồ COVID-19 thành phố.
Người dân được phép lưu thông giữa các "vùng xanh" trong phạm vi thành phố khi đáp ứng một trong các điều kiện: Đã tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19; đã tiêm 1 mũi vắc xin COVID-19 đủ 14 ngày kể từ ngày tiêm; là F0 được điều trị từ các cơ sở y tế được công nhận đã khỏi bệnh không quá 6 tháng. Thời gian cho phép hoạt động trong khung giờ từ 5 giờ sáng đến 20 giờ tối.
Tỉnh Ninh Thuận: UBND tỉnh có văn bản yêu cầu các địa phương và sở, ngành liên quan khẩn trương xét nghiệm tầm soát với tỉ lệ từ 50% trở lên đối với người lao động ở huyện Ninh Phước đang làm việc tại các nhà máy, cơ sở sản xuất có số lượng lao động lớn.
Huyện Ninh Phước hiện đang là tâm dịch của tỉnh Ninh Thuận. Qua lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cộng đồng tại các khu vực đang thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Ninh Phước, trong những ngày qua phát hiện nhiều ca dương tính với SARS-CoV-2.
Tỉnh Thanh Hóa: Từ 0h ngày 15/9, TP Thanh Hóa sẽ dừng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, trừ Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực (TP Thanh Hóa) và các vùng có nguy cơ cao từ "ổ dịch" này. Bên cạnh đó, các huyện Nông Cống, Nga Sơn cũng sẽ dừng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg, trừ một số nơi đang có người nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm SAR-CoV-2 cao.
Tỉnh Bình Định: Phong tỏa trong 48 giờ, từ 0 giờ ngày 16/9 đối với 5 phường gồm: Hải Cảng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Mây và Đống Đa.
Theo Vietnam+