Tính từ 17 giờ ngày 13/9 đến 17 giờ ngày 14/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.508 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 10.496 ca ghi nhận trong nước.
Các ca ghi nhận trong nước tại TP Hồ Chí Minh (6.312), Bình Dương (2.178), Đồng Nai (777), Long An (379), Kiên Giang (157), An Giang (111), Tiền Giang (102), Tây Ninh (75), Bình Phước (54), Khánh Hòa (44), Cần Thơ (40), Bạc Liêu (34), Bình Định (34), Đồng Tháp (32), Đắk Nông (26), Hà Nội (21), Quảng Nam (14), Bà Rịa - Vũng Tàu (14), Bến Tre (13), Thừa Thiên - Huế (11), Đà Nẵng (11), Đắk Lắk (10), Quảng Ngãi (9), Cà Mau (8 ), Thanh Hóa (6), Trà Vinh (5), Ninh Thuận (5), Bình Thuận (5), Vĩnh Long (3), Phú Yên (2), Nghệ An (2), Lâm Đồng (1), Hưng Yên (1) trong đó có 6.740 ca trong cộng đồng.
Như vậy trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 672 ca. Tại TP Hồ Chí Minh tăng 866 ca, Bình Dương giảm 1.473 ca, Đồng Nai tăng 9 ca, Long An tăng 52 ca, Kiên Giang tăng 80 ca. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 11.918 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 635.055 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.455 ca nhiễm).
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 630.661 ca, trong đó có 395.687 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 13/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Lào Cai.
Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Quảng Ninh, Ninh Bình.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP Hồ Chí Minh (309787), Bình Dương (162847), Đồng Nai (36361), Long An (28865), Tiền Giang (12468).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19:
Số bệnh nhân khỏi bệnh: bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 12.683; tổng số ca được điều trị khỏi: 398.461.
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.933 ca, trong đó thở ôxy qua mặt nạ: 3.693; thở ôxy dòng cao HFNC: 1.164; thở máy không xâm lấn: 132; thở máy xâm lấn: 910; số ca phải can thiệp ECMO: 34.
Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 276 ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh (199), Bình Dương (41), Đồng Nai (12), Tiền Giang (7), Long An (4), Kiên Giang (4), Đồng Tháp (4), Bình Thuận (2), Cần Thơ (1), Quảng Bình (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 273 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 15.936 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Tình hình xét nghiệm:
Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 304.993 xét nghiệm cho 875.317 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 15.512.897 mẫu cho 45.095.067 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vắc xin COVID-19:
Trong ngày 13/9 có 1.021.602 liều vắc xin COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 30.348.920 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 24.727.517 liều, tiêm mũi 2 là 5.621.403 liều.
Những hoạt động nổi bật của ngành y tế trong ngày:
Bộ Y tế tổ chức cuộc họp triển khai hoạt động của Tiểu ban Y tế thuộc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Bộ Y tế xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác phòng chống dịch, lấy mẫu xét nghiệm và tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Hà Nội.
Việt Nam tiếp nhận 1.484.060 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca do Pháp và Ý tài trợ thông qua Cơ chế COVAX, trong đó bao gồm 672.000 liều vắc xin do Chính phủ Pháp tài trợ và 812.060 liều vắc xin do Chính phủ Ý tài trợ.
Theo Vietnam+