NHIỀU LẠC QUAN NHƯNG CŨNG KHÔNG ÍT LO LẮNG
Nghiên cứu bản báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh trình bày, chúng ta thấy rất lạc quan nhưng cũng không ít lo lắng.
Nhìn chung, năm 2005 trong bối cảnh cả nước và quốc tế có nhiều khó khăn tác động như giá xăng dầu, vật tư tăng vọt, thời tiết không thuận và dịch cúm gia cầm ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Còn phải kể đến tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, đất đai đã làm cho nhiều hoạt động kinh tế bị ngừng trệ. Ở tỉnh ta điển hình nhất là kế hoạch thu ngân sách từ bán đấu giá quyền sử dụng quỹ đất đường Hùng Vương không thực hiện được kế hoạch.
Nhìn chung, năm 2005 tuy có một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch phấn đấu, nhưng kinh tế vẫn phát triển ở mức cao và đồng đều trên tất cả các lĩnh vực. Nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hướng phát triển của nền kinh tế tỉnh thấy rõ hơn, khả năng thu hút đầu tư tốt hơn, môi trường đầu tư vào tỉnh ta ngày càng có sức hấp dẫn hơn. Đáng chú ý là đã có những dự án lớn, nhà đầu tư lớn có nhiều triển vọng. Ngoài các dự án thủy điện từ vốn đầu tư trong nước có giá trị đầu tư lớn như thủy điện Sông Ba Hạ khoảng 4.500 tỷ đồng, chúng ta trông đợi và thúc đẩy dự án nhà máy lắp ráp ô tô, dự án mở rộng nhà máy bia, dự án nhà máy lọc dầu, dự án nhà máy giấy… những dự án mà chúng ta đặt niềm tin vào nó sẽ tạo sự đột phá lớn để đưa tỉnh ta vượt qua khỏi tỉnh nghèo.
Trong bối cảnh nhiều khó khăn như vậy, những thành tựu mà chúng ta đạt được trong năm qua là hết sức to lớn, đó là kết quả công sức phấn đấu của toàn Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh chung sức, chung lòng vượt qua gian khó đi lên. Thành tựu đó đáng được tôn vinh và tự hào, phấn khởi.
Nhưng với tinh thần hết sức nghiêm túc và cầu thị, chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận thực trạng kinh tế của tỉnh ta trong những năm qua tuy có mức tăng trưởng cao, nhưng hiện tại vẫn là tỉnh nghèo. Thu hút đầu tư công nghiệp vào các khu công nghiệp chựng lại. Doanh nghiệp trong tỉnh hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế. Trong nông nghiệp, năng suất cây trồng vật nuôi còn rất thấp; điển hình như năng suất mía của tỉnh ta hiện nay còn quá thấp mới đạt 47 tấn/ha, trong khi năng suất cá biệt đã đạt 140, 150 thậm chí có hộ đạt 180 tấn/ha. Chăn nuôi bò có thế mạnh, có phong trào, nhưng cải tạo đàn bò còn quá chậm, ngành chăn nuôi chưa có vị trí tương xứng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Ở vùng biển chưa có giải pháp hạn chế dịch bệnh tôm, nhiều hộ nuôi tôm đã lâm vào tình cảnh nghèo khó do mất trắng nhiều vụ. Du lịch có chuyển biến nhưng chưa có dự án đột phá quan trọng, chưa phát triển đúng với tiềm năng là một ngành có lợi thế trong cơ cấu dịch vụ.
Nguồn thu ngân sách từ sản xuất còn quá thấp. Cơ cấu thu ngân sách từ quỹ đất và các loại phí còn chiếm tỷ trọng quá cao. Do đó, mặc dù năm 2005 có thể thu đạt kế hoạch 540 tỷ nhưng yêu cầu chi bị hụt do nhiều khoản thu trong cân đối không đạt kế hoạch.
Về quản lý điều hành, chúng ta còn nhiều yếu kém trên nhiều mặt cả hành chính và kinh tế, nhất là trong lĩnh vực quản lý xây dựng cơ bản. Chúng ta có khuyết điểm trong dàn trải đầu tư, có nhiều khuyết điểm trong quản lý điều hành để nhiều công trình kéo dài tiến độ, thậm chí có nhiều sai phạm cần được phân tích rút kinh nghiệm, xử lý nghiêm túc. Đứng trước sự việc, tình hình diễn biến còn nhiều phức tạp, quan điểm, thái độ của chúng ta là phải hết sức bình tĩnh, khách quan để đánh giá đúng, nhận định đúng. Chúng ta không tô hồng quá cao thành tích để tự ru ngủ, chủ quan và cũng không bôi đen tất cả, phủ định tất cả để tự lung lạc niềm tin và ý chí. Phải thật khách quan, toàn diện thì mới không thiên lệch cực này hoặc cực kia trong cách đánh giá.
ĐỒNG TÂM, HIỆP LỰC PHÁ THẾ ỐC ĐẢO
Chúng ta thường nói Phú Yên của chúng ta là giàu có và bình yên, nhưng chúng ta có giàu có và bình yên không? Tiếng là chúng ta có trục Quốc lộ1A, đường sắt Thống Nhất xuyên suốt từ Nam đến Bắc, có Quốc lộ 25, ĐT645, sân bay Đông Tác, cảng Vũng Rô… nhưng nó đã phát huy thật sự chưa? Đã hấp dẫn chưa? Thực trạng những năm qua luồng khách từ phía Nam ra (cả nhà đầu tư và du lịch) đến Nha Trang họ dừng lại; từ phía Bắc vào cũng chỉ đến Qui Nhơn; từ phía Tây xuống lại càng khó khăn hơn. Xét về địa kinh tế thì tỉnh ta đang ở cái thế “ốc đảo”chúng ta còn rất nhiều khó khăn. Tỉnh ta cũng không nằm trong vùng trọng điểm nên cũng không thể mong chờ cú hích từ Trung ương xuống để làm bước đột phá như Dung Quất (Quảng Ngãi) hay Nhơn Hội (Bình Định). Đứng trước khó khăn đó, thái độ của chúng ta là không tự ti, mày nheo, than vãn với nhau mà phải đồng tâm, dồn lực suy nghĩ tìm hướng bức phá vượt lên. Phải phá cho được thế “ốc đảo”, đó là hướng phát triển chiến lược quan trọng nhất.
Phía
Phía Bắc, tỉnh ta liên kết với Bình Định tạo ra thế phát triển cho vùng Sông Cầu. Thành phố Qui Nhơn cần không gian phát triển họ xin Trung ương xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội, họ phải xây dựng 1 cây cầu gần 3km để vượt đầm Thị Nại đến Nhơn Hội ở phía Bắc. Ở phía Nam Qui Nhơn, từ khi có Quốc lộ1D (đường Qui Nhơn – Sông Cầu) chúng ta nhìn thấy cả vùng Bắc Sông Cầu với một triển vọng mới. Qui Nhơn cũng cần không gian phía
Ở phía Tây, chúng ta hợp tác với Đắk Lắk, với Gia Lai trong thế chiến lược kinh tế – quốc phòng rộng lớn. Mục tiêu chiến lược của chúng ta là phấn đấu xây dựng Tuy Hòa thành cửa ngõ mới của Tây Nguyên và các tỉnh 3 biên giới Đông Dương ra biển. Chúng ta hoàn thành mục tiêu nâng cấp Quốc lộ 25, ĐT645 giai đoạn 1, chúng ta đề nghị tuyến đường sắt từ Tuy Hòa đi Tây Nguyên đã được chấp nhận. Tin đáng mừng là Công ty Tư vấn phía Nam Bộ Giao thông – Vận tải đã hoàn thành phương án qui hoạch tuyến đường sắt từ Tuy Hòa đi Buôn Mê Thuột được Bộ Giao thông – Vận tải chấp thuận trình Chính phủ bổ sung qui hoạch.
Theo kết luận của Công ty Tư vấn, trong toàn bộ các hướng tuyến đi đến Tây Nguyên mà cơ quan tư vấn đã nghiên cứu, chỉ có tuyến từ Tuy Hòa đến Buôn Ma Thuột là hướng tuyến có địa hình lý tưởng nhất, thỏa mãn các tiêu chí xây dựng đường sắt cấp 1 đi Tây Nguyên. Buôn Mê Thuột là ga đầu mối để rẽ hướng
Tuyến đường ống dẫn nhiên liệu từ Vũng Rô đi Tây Nguyên cũng đã được vạch tuyến để nghiên cứu tiền khả thi.
Xa hơn, chúng ta chọn thành phố HCM để liên kết phát triển cũng là sự lựa chọn đúng. Sắp đến, chúng ta sẽ sơ kết 1 năm thực hiện các biên bản hợp tác với các tỉnh. Kết quả chưa nhiều nhưng quan trọng nhất là chúng ta đã thiết lập được không gian kinh tế mở cho sự phát triển, bức phá đi lên của Phú Yên. Điều quan trọng là phải có lòng kiên trì, một ý chí quyết tâm ra sức vận động, thuyết phục.
Về phía nội bộ tỉnh ta, chúng ta cũng phải thật nghiêm túc để rà soát lại. Từ việc đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, dịch vụ đến chính sách, thái độ cư xử của chúng ta đối với “khách” - nhà đầu tư như thế nào. Đã thật sự hấp dẫn chưa, có sức hút chưa?
Trong những năm qua nhờ tập trung đầu tư, mạng lưới hạ tầng tỉnh ta được cải thiện đáng kể. Nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Chính sách thu hút đầu tư, quảng bá đầu tư chúng ta làm tương đối tốt, được nhà đầu tư chấp nhận, thái độ cư xử của chúng ta có nhiều mặt tốt nhưng cũng còn không ít trắc trở, phiền nhiễu mà nhà đầu tư than phiền. Đặc biệt gần đây, sự quan tâm thăm hỏi của cán bộ, cơ quan chức năng đến các dự án, chủ đầu tư quá nhiều đã làm cho không ít nhà đầu tư hoang mang dao động, điều đó chắc chắn sẽ có hệ quả tiêu cực đến thu hút đầu tư vào tỉnh ta.
TĂNG TỐC ĐỂ VƯỢT KHỎI TỈNH NGHÈO
Mục tiêu của chúng ta là phải vươn lên để vượt qua khỏi tỉnh nghèo, phấn đấu để vươn lên nhóm tỉnh trung bình và tiên tiến. Muốn đạt mục tiêu đó, chúng ta phải tập trung phát triển công nghiệp và du lịch, chuyển trọng tâm nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, phức tạp, đòi hỏi chúng ta chỉ có một hướng là vươn lên, nỗ lực không ngừng, phải thống nhất ý chí và hành động để huy động sức của toàn dân trong tỉnh; phải cởi mở, niềm nở mời chào nhà đầu tư bên ngoài, đó là hướng duy nhất nếu chúng ta không muốn tụt hậu xa so với các tỉnh, nhất là các tỉnh lân cận.
Đồng chí Nguyễn Thành Quang phát biểu tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh khóa V - Ảnh: Minh Ký
Chúng ta cần nhà đầu tư để phát triển, để thoát nghèo; nhà đầu tư đến với chúng ta không phải để làm từ thiện mà họ có mục đích rất rõ ràng là làm giàu. Muốn làm giàu thì dự án phải sinh lợi, lợi cho nhà đầu tư, lợi cho Nhà nước, lợi cho người lao động. Ba lợi ích đó phải được giải quyết một cách hài hòa, tin cậy, đúng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trong tình hình hiện tại, nếu chúng ta có nhiều nhà đầu tư đến, nhiều khách đến chỉ có được, không mất gì ngoài sự nghèo khó. Đương nhiên, chúng ta phải tăng cường quản lý nội bộ, tăng cường giám sát của nhân dân để quản lý đội ngũ chúng ta, tránh cho được những tiêu cực có thể xảy ra. Tăng cường biện pháp phòng ngừa, tránh sự can thiệp trực tiếp vào dự án và nhà đầu tư là cách chúng ta nên làm.
Tôi phát biểu điều này vì thấy có vấn đề tư tưởng, hành động của chúng ta cần phải bàn, phải tranh luận để thống nhất. Chúng ta cần sự thống nhất ý chí và hành động từ trên xuống dưới, từ trong Đảng ra ngoài quần chúng chung một tiếng nói, một quyết tâm, một ý chí, một hành động thì mới tập hợp được sức mạnh để vượt qua nghèo khó.
Trở lại vấn đề tình hình 2005 và nhiệm vụ 2006 như đã nói trên. Năm 2006, tôi đề nghị chúng ta chấp nhận với phương hướng nhiệm vụ do UBND tỉnh trình ra kỳ họp. Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh, chúng ta rà soát, bổ sung hoàn chỉnh hơn vào kỳ họp giữa năm. Tuy nhiên, qua ý kiến thảo luận của các đại biểu, tôi xin nhấn mạnh môït số nhiệm vụ, mục tiêu sau đây:
Năm 2006 phải là năm đẩy mạnh tăng tốc phát triển làm cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế tỉnh ta có chuyển biến tích cực hơn.
Trước hết đối với các dự án kinh tế, tôi đề nghị đặc biệt quan tâm hỗ trợ để nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô sớm đi vào hoạt động; thúc đẩy để sớm khởi công dự án mở rộng công suất nhà máy bia Sài Gòn – Phú Yên 50 triệu lít/năm; khởi công dự án nhà máy lọc dầu. Đây là những dự án chủ lực tạo ra cú hích cho sự tăng trưởng của tỉnh ta trong những năm đến.
Về xây dựng cơ bản, chúng ta luôn luôn mâu thuẫn giữa yêu cầu và khả năng. Chúng ta phê bình dàn trải trong bố trí vốn, nhưng lại đưa yêu cầu quá nhiều. Phải trên cơ sở qui hoạch, xếp thứ tự ưu tiên để bố trí vốn một cách hợp lý. Cần tiếp thu phê bình và khắc phục ngay tình trạng chậm chạp, kéo dài, quản lý lỏng lẻo trong triển khai dự án xây dựng cơ bản. Trước hết phải có thời hạn kết thúc dự án đê kè Bạch Đằng, dự án cảng Vũng Rô, đường Phước Tân – Bãi Ngà – Vũng Rô trong năm 2006. Những dự án mới cũng phải rất nghiêm ngặt về quản lý, về thời hạn thi công hoàn thành dự án.
Đối với dự án khu đô thị mới Nam Đà Rằng gồm cầu Hùng Vương là dự án Chính phủ cho vay vốn đầu tư nhằm tạo cú hích cho sự phát triển của Phú Yên, dự án này đã được các bộ, ngành và Thủ tướng cho phép. Chúng ta phải có trách nhiệm triển khai dự án sớm, quản lý chặt chẽ, có hiệu quả. Có ý kiến không làm cầu Hùng Vương, nhưng nếu không làm cầu Hùng Vương thì khu đô thị Nam Tuy Hòa sẽ không có hiệu quả, không có giá trị lớn. Theo dự án, cầu Hùng Vương sẽ nối với đường Phước Tân – Bãi Ngà tạo tuyến mới dọc ven biển ra Vũng Rô, thúc đẩy vùng kinh tế động lực phát triển.
Đối với dự án trục giao thông dọc miền Tây, đây là dự án Chính phủ cho đầu tư bằng trái phiếu Chính phủ. Chúng ta phải chỉ đạo và thi công một cách tốt nhất để phát huy hiệu quả. Vừa qua, nếu trục dọc miền Tây cũng như trục Phước Tân – Bãi Ngà – Tuy Hòa xây dựng xong, thì việc ách tắc giao thông Quốc lộ 1A sẽ được giải quyết tuyến tránh sớm, không phải ùn tắc giao thông như hiện nay.
Tập trung đầu tư hạ tầng đó là trọng tâm, hạ tầng chủ yếu là giao thông, thủy lợi. Bởi vì giao thông có phát triển thì kinh tế – xã hội mới phát triển, có thủy lợi, có nước tưới mới có thâm canh tăng năng suất. Chúng ta đôn đốc các dự án nguồn vốn Trung ương, do Trung ương quản lý, đồng thời thực hiện có kết quả các dự án thuộc địa phương quản lý.
Việc xây dựng bến neo tàu trung chuyển hàng hóa tại Vũng Rô cũng rất cần thiết, đã được Bộ Giao thông – Vận tải cấp phép. Cần tập trung triển khai sớm, đồng thời xin phép Bộ Thương mại được nhập khẩu xăng dầu qua cảng Vũng Rô là biện pháp tích cực để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách.
Công việc cấp bách hiện nay là chúng ta phải đương đầu với những khó khăn phát sinh do mưa lụt kéo dài gây ra. Các huyện, thành phố cần nắm sát tình hình ở địa phương mình, tập trung chỉ đạo xử lý khắc phục. Trước mắt giải quyết đủ giống vụ Đông xuân, giải quyết nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường, chống dịch bệnh. Đồng thời tiến hành khẩn trương kế hoạch sửa chữa giao thông, thủy lợi sau khi mưa lụt chấm dứt, trời tạnh.
Từ nay đến Tết âm lịch không còn dài nữa, chúng ta phải chủ động nắm tình hình đời sống trong dân để có trợ giúp kịp thời, lo tổ chức một cái tết chu đáo.
Công việc rất khẩn trương nên kỳ họp rút ngắn thời gian là hợp lý. Sau kỳ họp này, mong các đồng chí bắt tay ngay vào triển khai công việc một cách tốt nhất.
(*) Tít chính và các tít phụ do Tòa soạn đặt.