Tại TAND TP Tuy Hòa, TAND tối cao tại Đà Nẵng vừa đưa ra xét xử vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa hai nguyên đơn là Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định và Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên với bị đơn là Công ty TNHH Phương Lan đóng tại xã Xuân Hòa, TX Sông Cầu, do bà Trần Thị Kim Thu làm giám đốc, về việc đem tài sản trùng lắp đi thế chấp cho hai ngân hàng trên để kinh doanh...
Theo hợp đồng tín dụng cho vay đầu tư phát triển số 3 ngày 26/4/2004 và phụ lục điều chỉnh hợp đồng số 01 ngày 12/11/2004, Công ty TNHH Phương Lan đã vay tại Ngân hàng Phát triển Việt
Còn theo chứng cứ mà Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Định cung cấp, trong hai năm 2007 và 2008, Công ty TNHH Phương Lan đã ký kết 7 hợp đồng tín dụng để vay tiền tại chi nhánh để kinh doanh. Trong đó, có một hợp đồng vay trung hạn với số tiền hơn 3 tỉ đồng và 6 hợp đồng vay ngắn hạn với số tiền 3,4 tỉ đồng. Để đảm bảo các khoản vay nói trên, Công ty TNHH Phương Lan đã thế chấp cho Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định hệ thống máy móc, giá trị công trình tại xã Xuân Hòa và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát) và tại phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) bằng năm hợp đồng thế chấp và một hợp đồng thế chấp bổ sung với tổng tài sản hơn 9,2 tỉ đồng. Riêng tài sản máy móc sản xuất, thiết bị làm lạnh của nhà máy ở xã Xuân Hòa đã được đăng ký bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch tài sản tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, quá trình hoạt động kinh doanh thua lỗ nên công ty không thanh toán được các khoản nợ vay cho Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Định và số nợ 6,4 tỉ đồng được chuyển sang nợ quá hạn.
Trong quá trình xét xử vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng này, TAND tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên xử cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên được ưu tiên thụ hưởng giá trị tài sản trùng lắp trong trường hợp tài sản bị phát mãi. Xét thấy tài sản thế chấp của Công ty TNHH Phương Lan với hai ngân hàng trên đều là tài sản trùng lắp, do vậy TAND tối cao tại Đà Nẵng buộc Công ty TNHH Phương Lan phải trả toàn bộ số tiền vay và tiếp tục chịu toàn bộ lãi phát sinh cho đến ngày thanh toán dứt điểm theo hợp đồng tín dụng cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên và Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định mà công ty đã ký kết. Nếu bản án có hiệu lực mà công ty không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phát mãi các tài sản đã thế chấp để thu hồi nợ. Nếu sau khi tài sản được phát mãi thanh toán đủ nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên mà giá trị tài sản của công ty vẫn còn thì mới thanh toán nợ cho Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Định. Tính đến ngày 10/7/2010, Công ty TNHH Phương Lan (nay là Công ty TNHH Nam Trung Hải) còn nợ hai ngân hàng trên hơn 9,8 tỉ đồng cả nợ gốc khi vay và lãi phát sinh, hiện không có khả năng trả nợ…
Được biết, trong quá trình đôn đốc để thu hồi nợ của Công ty TNHH Phương Lan, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên đã yêu cầu bán đấu giá những tài sản mà công ty thế chấp tại Trung tâm Bán đấu giá tài sản Phú Yên. Sau đó, Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt
VĂN TÀI