Hai người cư trú ở hai địa phương khác nhau, nhưng có cùng số phận nghiệt ngã vì bị liệt chân. Không ai có thể ngờ được rằng dù bị tàn tật bẩm sinh, nhưng tính ngang ngược và liều lĩnh đã khiến cho họ trở thành đối tượng phạm tội. Họ vừa bị Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC14) Công an tỉnh Phú Yên chuyển hồ sơ đến cơ quan kiểm sát cùng cấp đề nghị truy tố về tội giết người.
Bị can Huỳnh Văn Lượm - Ảnh: HỮU TOÀN
Nhiều người dân ở thôn Phú Hiệp 1 (xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa) cho biết, trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người, Huỳnh Văn Lượm, 34 tuổi, là một thanh niên tàn tật nhưng thường gây sự với người khác. Được gia đình trang bị chiếc xe máy ba bánh chuyên biệt dành cho người tàn tật, Lượm có điều kiện rong chơi, rủ rê bạn bè bày cuộc nhậu. Khoảng 11g00 ngày 26/2, Lượm điều khiển xe máy chuyên biệt đến nhà người bác ruột ở cùng thôn là ông Huỳnh Dương, 68 tuổi, để dự đám giỗ. Sau khi xuống xe, đi vào nhà bằng đôi tay vạm vỡ, Lượm không nhìn thấy Huỳnh Kim Hùng - con trai ông Dương, nên cất tiếng vặn vẹo bác gái Nguyễn Thị Nhâm bằng giọng điệu kẻ cả: “Đám giỗ ông nội, sao cháu trai đích tôn không về thắp hương ?”. Biết tính của Lượm ngang ngược, bà Nhâm nhỏ nhẹ bảo: “Hoàn cảnh nó nghèo khổ, phải đi làm ăn ở xa nên không về được”. Không nói thêm câu nào, Lượm lên xe máy đi mua một két bia mang đến nhà ông Dương tự bày ra uống. Một mình một cuộc nhậu, Lượm kiếm cớ gây sự chủ nhà bằng cách đập vỡ ba chai bia và một số bát, đĩa. Cùng lúc đó, con rể ông Dương là Nguyễn Văn Tài đi làm về nhìn thấy, nhưng không can khuyên mà bước đến võng nằm. Khi vợ anh Tài là chị Huỳnh Thị Kim Điền bảo chồng ngồi vào bàn ăn, Lượm tiếp tục lớn tiếng gây sự: “Đứa nào muốn ăn thì phải trả tiền”. Câu nói đó đã gây ra cuộc cãi vã gay gắt giữa Tài và Lượm, và nhiều người can khuyên. Dù đã ra về nhưng 16g00 chiều hôm đó, Lượm đi xe máy chuyên biệt đến nhà ông Huỳnh Dương để lùng tìm Tài nhưng không gặp. Gần hai giờ sau, anh Tài đi làm về tới nhà nghe chuyện nên vội vã sang nhà Lượm để hỏi cho ra lẽ. Đến nơi, Tài nhìn thấy Lượm đang ngồi cùng cô em gái Huỳnh Thị Thu, 28 tuổi và ba người bạn của Thu. Tài bước tới hỏi Lượm: “Ai bảo kê cho mày tới nhà cha vợ tao quậy?”. Thay vì trả lời, Lượm lao tới ôm hai chân của Tài, nhưng Tài đã kịp đạp Lượm ngã ra phía sau và chồm tới đánh tiếp. Lượm rút con dao thủ sẵn trong túi quần ra đâm một nhát vào vùng ngực trái của Tài khiến nạn nhân gục ngã tại chỗ. Dù đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Phú Yên cấp cứu, nhưng do thủng tim, mất máu cấp nên Tài tử vong, còn Lượm phải vào vòng tố tụng hình sự.
22 ngày trước đó, một vụ án mạng khác cũng do người tàn tật gây ra ở khu phố Long Bình, phường
Từ hai vụ trọng án nêu trên, đã đến lúc chính quyền các cấp cần chú trọng giáo dục pháp luật đối với người tàn tật, không để họ lấy cớ bị tàn tật thủ sẵn hung khí nguy hiểm, kiếm cớ gây sự, đẩy người khác vào trạng thái bức xúc dồn nén. Thậm chí sau khi phạm tội, họ còn cản trở hoạt động điều tra, lớn tiếng thách thức pháp luật… Tuy nhiên, hai người bị hại cũng đáng trách vì không biết kiềm chế cơn tức giận trước những hành vi thô thiển của bị can, để dẫn đến hậu quả đau lòng. Chợt nhớ câu nói của danh nhân Muchia Velli: “Không phải là cách khôn ngoan nếu ta đẩy kẻ thù vào cơn phẫn nộ” quả là bài học khi đối nhân xử thế.
PHAN VĂN LƯƠNG