Từ ngày
Về thay đổi, cải chính hộ tịch: Những trường hơp trẻ dưới 14 tuổi, khi cần thay đổi, cải chính hộ tịch, có thể đến UBND cấp xã phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) để giải quyết. Theo đó, cấp xã có quyền được thay đổi họ, chữ đệm, tên trong giấy tờ hộ tịch; cải chính trong giấy khai sinh của trẻ dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi. Cấp huyện (mà đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây) sẽ tiến hành giải quyết các việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh lại hộ tịch cho mọi trường hợp. Cấp tỉnh chỉ còn phải chịu trách nhiệm giải quyết đối với những trương hợp có yếu tố nước ngoài.
Giải quyết thủ tục đăng ký hộ tịch ở UBND phường 7 (TP Tuy Hòa). Ảnh chụp sáng 28-3 - Ảnh: T.B.S
Về đăng ký khai sinh, Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ. Khi đăng ký khai sinh (ĐKKS), phải nộp giấy chứng sinh và xuất trình giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ. Trong trường hợp không có giấy chứng sinh, không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thật. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha thì cứ để trống. Nếu vào thời điểm ĐKKS, có người nhận con thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và ĐKKS. Trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, khi ĐKKS, họ tên của trẻ được ghi theo yêu cầu của người đi khai sinh. Nếu không biết ngày sinh, nơi sinh thì lấy ngày và nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi làm ngày sinh, nơi sinh.
Về đăng ký khai tử: UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử (ĐKKT), nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì UBND cấp xã nơi người đó chết thực hiện việc ĐKKT. Thời hạn khai tử là 15 ngày kể từ ngày chết. Đặc biệt, trẻ em sinh ra sống được 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải ĐKKS và ĐKKT. Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử thì cán bộ tư pháp tự xác định nội dung để ghi vào sổ ĐKKS và sổ ĐKKT.
Về đăng ký việc nuôi con nuôi: Nghị định 158 quy định: Đến UBND cấp xã nộp giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi (theo mẫu) do chính cha, mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập. Nếu một bên cha, mẹ chết (hoặc mất năng lực) thì chỉ cần một người còn lại ký thỏa thuận là được. Nếu cả cha mẹ đều chết thì người giám hộ ký thỏa thuận. Trường hợp trẻ đang sinh sống tại cơ sở nuôi dưỡng mà không xác định được cha mẹ thì người đại diện cơ sở này ký thỏa thuận. Trường hợp con nuôi từ 9 tuổi trở lên thì phải có ý kiến đồng ý của người đó, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hoặc hạn chế hành vi dân sự.
Về đăng ký hộ tịch có yếu tố người nước ngoài: Nghị định 158 nêu rõ: đối với công dân Việt
Đ.MINH (tổng hợp)